Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề xuất cưỡng chế phá dỡ chung cư cũ xuống cấp “nguy hiểm”

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội vừa báo cáo Bộ Xây dựng việc cải tạo, xây dựng chung cư cũ trên địa bàn. Theo đó, TP kiến nghị cưỡng chế phá dỡ chung cư nguy hiểm và chỉ định nhà thầu tự bỏ vốn cải tạo các khu chung cư cũ.
TP Hà Nội cho biết đến nay đã tổ chức lập, phê duyệt công bô bố 57/68 đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và ban hành 4 quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc tại các khu vực chung cư cũ cần cải tạo. Đây là cơ sở để các nhà đầu tư được giao lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ.
 Cải tạo chung cư cũ, khó chờ 100% ý kiến đồng thuận
Cũng theo khảo sát từ Sở xây dựng Hà Nội, đánh giá sơ bộ 1.271 chung cư cũ. Trong đó, có 323 chung cư cũ nguy hiểm, hư hỏng có thể dẫn tới phá huỷ kết cấu, đổ sập; 691 chung cư cũ có khuyết tật, hư hỏng làm giảm khả năng chịu lực, ảnh hưởng đến cuộc sống cư dân và 110 chung cư cũ vẫn đáp ứng yêu cầu sử dụng.
TP Hà Nội đã giao 19 nhà đầu tư có năng lực, kinh nhiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng triển khải lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 để cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ. Kết quả khu tập thể Nguyễn Công Trứ đã được TP phê duyệt quy hoạch 1/500; khu chung cư cũ 3 tầng tại Lê Hồng Phong (Hà Đông) được chấp thuận tổng thể mặt bằng và phương án kiến trúc xây mới; 3 khu chung cư cũ Hào Nam, Quỳnh Mai và Nghĩa Tân cơ bản hoàn thành điều chỉnh đồ án quy hoạch, 16 khu chung cư cũ khác giao cho nhà đầu tư triển khai lập ý tưởng quy hoạch, báo cáo UBND TP để triển khai các bước tiếp theo.
Để gỡ vướng cho quá trình cải tạo chung cư cũ, UBND TP Hà Nội đề xuất Bộ Xây dựng sửa khoản 3 điều 110 Luật nhà ở quy định “việc phá dỡ chung cư cũ của phải được sự đồng ý trên cơ sở các chủ sở hữu thống nhất” hướng bổ sung quy định cưỡng chế phá dỡ đối với các chủ sở hữu còn lại không đồng ý phá dỡ. Đồng thời cho dùng biện pháp cưỡng chế đổi đất để thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ với trường hợp TP chỉ định đầu tư thực hiện theo hình thức xã hội hoá.
Quy định diện tích căn hộ tối thiểu khi thực hiện dự án cải tạo, xây mới chung cư cũ, TP Hà Nội kiến nghị Bộ Xây dựng có quy định cụ thể về diện tích căn hộ tối thiểu. TP đề xuất diện tích căn hộ trong các dự án cải tạo xây dựng mới chung cư cũ phải đảm bảo không nhỏ hơn 30m2 với trường hợp tái định cư tại chỗ và 45m2 với các căn hộ kinh doanh thương mại.
TP Hà Nội cũng đề nghị Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng cho chỉ định DN có đủ năng lực, kinh nghiệm làm chủ đầu tư các dự án cảo tạo, xây dựng mới chung cư cũ theo hình thức xã hội hoá khi các chủ sở hữu chung cư cũ không lựa chọn được nhà đầu tư theo quy định. Đề nghị này nhằm đẩy nhanh việc cải tạo chung cư cũ.
Riêng 306 chung cư cũ độc lập đơn lẻ, Hà Nội kiến nghị Thủ tướng cho phép TP uỷ quyền cho cấp quận tổ chức thực hiện cải tạo xây dựng mới.
GS.TSKH Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT
Quy định hiện nay yêu cầu phải có sự đồng ý của 100% chủ nhà, chung cư cũ mới được phá dỡ để xây dựng lại là trở ngại cho chỉnh trang đô thị. Do đó, nội dung này cần sửa đổi theo hướng chung cư sẽ được xây dựng lại khi có tối thiểu bốn phần năm (khoảng 80%) các chủ sở hữu tại đây thống nhất tại hội nghị nhà chung cư.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xu hướng xanh hóa bê tông hạ tầng giao thông đô thị

Xu hướng xanh hóa bê tông hạ tầng giao thông đô thị

30 Jun, 06:01 AM

Kinhtedothi - Hệ lụy từ biến đổi khí hậu và đô thị hóa nhanh chóng đang thúc giục các TP trên khắp thế giới tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để biến đổi môi trường sống, hướng tới sự bền vững, hài hòa với thiên nhiên.

Phát huy thế mạnh Vùng Thủ đô

Phát huy thế mạnh Vùng Thủ đô

27 Jun, 05:00 AM

Kinhtedothi - Để Hà Nội chủ động liên kết, dẫn dắt Vùng Thủ đô, tạo hiệu ứng lan tỏa, tương xứng với tiềm năng và vị thế vốn có, Luật Thủ đô 2024 quy định việc liên kết, phát triển vùng của Hà Nội không chỉ giới hạn trong phạm vi 10 tỉnh, TP thuộc khu vực Vùng Thủ đô như hiện nay, mà còn bao hàm cả việc liên kết, phát triển với các địa phương khác trong Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng trung du miền núi phía Bắc và các tỉnh, TP khác.

Xây dựng tiết kiệm năng lượng: Đòi hỏi tất yếu

Xây dựng tiết kiệm năng lượng: Đòi hỏi tất yếu

27 Jun, 04:56 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh giá năng lượng biến động, áp lực giảm phát thải và hướng đến mục tiêu Net‑Zero vào năm 2050, xu hướng xây dựng tiết kiệm năng lượng đang trở thành trụ cột quan trọng của ngành xây dựng tại Việt Nam. Bằng việc tối ưu thiết kế, áp dụng vật liệu hiệu quả và chính sách hỗ trợ, công trình không chỉ tiết kiệm chi phí vận hành mà còn góp phần bảo vệ môi trường lâu dài.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ