Đền Quán Thánh: Dấu ấn trầm tích của Trấn Bắc thành Thăng Long xưa

Duy Khánh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đền Quán Thánh nằm trên góc đường Cổ Ngư xưa ( nay là đường Thanh Niên, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội), là một ngôi đền trong Thăng Long tứ trấn- trấn Bắc của thành Thăng Long xưa.

  • Đền Quán Thánh: Dấu ấn trầm tích của Trấn Bắc thành Thăng Long xưa - Ảnh 1
    Đền Quán Thánh nằm góc đường Cổ Ngư xưa (nay là đường Thanh Niên, phường Quán Thánh, quận Ba Đình), trải qua hơn nghìn năm nơi đây được mệnh danh là Bắc Kỳ đệ nhất danh thắng” (tức danh thắng thứ nhất Bắc Kỳ).
  • Đền Quán Thánh: Dấu ấn trầm tích của Trấn Bắc thành Thăng Long xưa - Ảnh 2

    Đền có lịch sử lâu đời, là một trong ‘‘Thăng Long tứ trấn’’của đất kinh kỳ xưa, lại sở hữu pho tượng đồng thuộc dạng kiệt tác của nghề đúc đồng làng Ngũ Xã. Theo truyền thuyết, quán Trấn Vũ (tên nguyên thủy của đền Quán Thánh) có từ lâu đời, trước cả khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.

  • Đền Quán Thánh: Dấu ấn trầm tích của Trấn Bắc thành Thăng Long xưa - Ảnh 3 Khi định đô ở Thăng Long, vua Lý Thái Tổ phong cho vị thần chủ ngôi đền là Huyền Thiên Trấn Vũ, coi giữ phía Bắc của kinh thành. Khi ấy đền Quán Thánh không nằm ở vị trí hiện nay mà nằm trong khu vực Hoàng thành Thăng Long, đến thời Lý Thánh Tông (năm 1012) được dời ra vị trí phía tây bắc thành Thăng Long (xưa) và xây mới.
  • Đền Quán Thánh: Dấu ấn trầm tích của Trấn Bắc thành Thăng Long xưa - Ảnh 4 Đền Quán Thánh được xây theo kiểu nội “đinh”, ngoại “quốc”, ngoài cùng là nghi môn tứ trụ, tiếp đến là gác chuông nơi treo quả chuông được đúc vào năm Đinh Tỵ đời Lê Hy Tông (1677), phía trong là tòa đại bái và hậu cung. Hai bên tả, hữu tòa đại bái có treo biển đồng “Đề Chân Vũ quán”, do vua Thiệu Trị ngự đề.
  • Đền Quán Thánh: Dấu ấn trầm tích của Trấn Bắc thành Thăng Long xưa - Ảnh 5 Điều đặc biệt ở đền Quán Thánh, ở hậu cung đặt pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc vào năm 1677. Vị quan trực tiếp chỉ huy đúc tượng Thánh Huyền thiên Trấn Vũ là Vũ Công Chấn. Ông cho đúc tượng Huyền thiên Trấn Vũ bằng đồng hun đen, thay cho pho tượng bằng gỗ trước đó.
  • Đền Quán Thánh: Dấu ấn trầm tích của Trấn Bắc thành Thăng Long xưa - Ảnh 6 Bức tượng đồng đen Huyền Thiên Trấn Vũ cao 3,96 m, nặng 4 tấn. Tượng có đầu tròn, đội mũ ni, tai to, khuôn mặt đầy đặn với đôi mắt mở to, mũi cân phân, miệng ngậm, râu dài…Tượng toát lên vẻ uy nghi, đầy sức mạnh nhưng rất tinh tế ở các đường nét, có hồn và mang dáng vẻ riêng biệt. Sở dĩ tượng cầm thanh kiếm chống lên lưng rùa và tay kiếm có rắn quấn quanh vì Trấn Vũ là vị thần nổi tiếng của Đạo giáo, có tài bắt quyết trừ ma, nhất là trong việc hàng phục rùa và rắn đã trở thành loài yêu quái. 
  • Đền Quán Thánh: Dấu ấn trầm tích của Trấn Bắc thành Thăng Long xưa - Ảnh 7 Pho tượng được công nhận là bảo vật quốc gia tháng 12/2016.
  • Đền Quán Thánh: Dấu ấn trầm tích của Trấn Bắc thành Thăng Long xưa - Ảnh 8 Chiếc Khánh đồng được đúc vào thế kỷ thứ XVII – XVIII, từ thời Tây Sơn. 
  • Đền Quán Thánh: Dấu ấn trầm tích của Trấn Bắc thành Thăng Long xưa - Ảnh 9 Đền Quán Thánh không chỉ nổi tiếng với những hiện vật bằng đồng, nó còn có cả một huyền thoại để tạo sự linh thiêng riêng mình. Đền vốn là quán đạo xưa kia của Đạo giáo và là nơi các sĩ tử thường vào xin thơ giáng, cầu mộng cho việc thi cử được suôn sẻ, thành đạt. 
  • Đền Quán Thánh: Dấu ấn trầm tích của Trấn Bắc thành Thăng Long xưa - Ảnh 10 Với dòng lịch sự, kiến trúc nghệ thuật độc đáo, những bảo vật quý giá và cả những truyền thuyết kỳ bí, đền Quán Thánh luôn là một trấn giữ phía Bắc uy nghiêm và huyền bí của mảnh đất ngàn năm văn hiến.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần