Đến với ngôi đền thiêng nằm bên đường Cổ Ngư
Kinhtedothi - Đền Thủy Trung Tiên (trước kia gọi là đền Cẩu Nhi) nằm cách đường Thanh Niên khoảng 50m với khuôn viên đẹp. Quanh đền được bao bọc bởi nhiều cây cổ thụ với một cây cầu bằng đá xanh chạm nổi rồng phượng, hình vòng cung nối từ đường Thanh Niên vào đền dẫn vào cổng tam quan.
Tin liên quan
-
[Hà Nội trong tôi] Bơi chải thuyền rồng trên Hồ Tây
- Hoàn thiện không gian đặc biệt Hồ Tây
- Bảo vệ môi trường, cảnh quan Hồ Tây: Những cựu chiến binh mẫu mực
- [Thơ] Hồ Tây anh sóng nổi
- Sớm nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch dự án trục Hồ Tây - Ba Vì
Kiến trúc đền mang dáng dấp của một ngôi chùa cổ với nhiều tượng, chân nến được chế tác bởi các nghệ nhân của làng Ngũ Xã nổi tiếng bên hồ Trúc Bạch.
Trong đền còn dấu tích bia đá được soạn theo sách Đại Việt sử ký toàn thư và Tây hồ chí. Cuối bia có đoạn viết: "Đến năm Canh Tuất có việc dời đô, Cẩu Mẫu, Cẩu Nhi đều hóa, vua nghe chuyện bảo đó là chó thần bèn xuống chiếu cho dựng miếu thờ Cẩu Mẫu trên núi và dựng miếu thờ Cẩu Nhi trong hồ này”. Bước vào cổng tam quan, ta dễ dàng cảm nhận được sự gần gũi của đền có một sự kết nối vô hình với những ký ức về kinh đô xa xưa.
Bà Đỗ Thị Kim Dung - Ban quản lý khu di tích đền Thủy Trung Tiên cho biết: “Đền Cẩu Nhi có từ đời Lý Thái Tổ, theo một truyền thuyết thì khi Lý Công Uẩn từ Hoa Lư ra Thăng Long định đô ở vùng đất này gặp rất nhiều khó khăn khi xây thành, cứ xây lại đổ, xây lại đổ.Một hôm, Lý Công Uẩn thấy có một con chó bơi qua sông Hồng và trên lưng con chó có chữ Vương và con chó đó lại là con chó đang có chửa, nó bơi từ bên Đình Bảng Bắc Ninh, qua sông Hồng sang đất Thăng Long và con chó đấy lại chạy lên trên núi Nùng thì Lý Công Uẩn mới vỡ ra một điều: Đây chính là sự chỉ bảo của đất trời, vì thế cho nên đã xây lại thành Thăng Long trên nền thành cũ Đại La, tức là xây trên nền rất cao nên sau khi xây, thành đứng vững và không bị đổ nữa.
Sau khi xây thành, Lý Công Uẩn lúc này đổi niên hiệu thành Lý Thái Tổ, đã xây đền Cẩu Nhi ở trên chính núi Nùng để thờ hàng năm, coi như đó là đặc ân của tạo hóa cho dân Đại Việt. Tuy nhiên, sau này đến đời nhà Lê và đời nhà Nguyễn, đặc biệt là khi mà Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn lên ngôi vua, sau đó chuyển kinh đô vào trong Huế xây lại thành Hà Nội thì mới di đền Cẩu Nhi này từ núi Nùng, mang ra xây ở vị trí hiện nay, tức là chỗ khu Trúc Bạch”.Sau suốt thời gian dài, truyền thuyết này bị lãng quên theo thời gian. Nhiều đời người dân vùng Yên Phụ nói chung và người dân ở vùng Thăng Long - Hà Nội nói riêng vẫn nghĩ đây là đền thờ Bà Chúa Nước nên không ai nhớ gì đến sự tích đền Cẩu Nhi nữa. Đến năm 1982, vì đền thờ bà Chúa Nước rất chung chung nên người ta đã phá đền này và mở ra một cơ sở sản xuất ở đây.Đến năm 1985, tệ hại hơn tại địa điểm này còn hình thành một quán ăn gọi là Cổ Ngư quán và ở đây người ta mở nhạc, thậm chí có cả khiêu vũ, tổ chức các đám cưới trong đền cũ này. Lúc đấy, các nhà nghiên cứu mới giật mình chợt nhớ ra, lục tìm tài liệu và nhớ ra rằng đây chính là đền Cẩu Nhi chứ không phải đền Bà Chúa Nước. Năm 2017, sau khi có ý kiến của các nhà khoa học và sử học thì UBND TP Hà Nội và Bộ Văn hóa quyết định khôi phục đền Cẩu Nhi. Bà Đỗ Thị Kim Dung kể lại: “Khi Lý Công Uẩn cho lập đền thờ Cẩu Nhi tại hòn đảo này, ông cho các cung nữ quá tuổi và các cung nữ bị phạt trong thành ra đây trông nom ngôi miếu và đồng thời trồng dâu dệt lụa nuôi tằm, các cung nữ ở đây dệt lụa trắng cung cấp ở trong Hoàng thành Thăng Long. Đến đời Hậu Lê ngôi đền được đổi tên là Thủy Tiên Từ. Người ta sống bằng nghề săn bắn hái lượm nên truyền thuyết thờ thần chó thì theo mình nó cũng kết nối lịch sử giữa việc Lý Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất và năm Canh Tuất ông về đây để định đô”. Cái tên Thủy Trung Tiên hiện nay xuất phát từ điều này.Ngôi đền nằm trên hồ Trúc Bạch thuộc làng Ngũ Xá cũ, trước kia là làng đúc đồng truyền thống - một trong bốn nghề tinh hoa bậc cao của Thăng Long Hà Nội xưa nên tất cả đồ thờ tự nơi đây đều được đúc bằng đồng. Trước khi có dịch Covid-19, mỗi ngày nơi đây đón 300 - 400 du khách, mọi người thích tìm hiểu văn hóa tâm linh thờ Thần Chó của người Việt.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Bắp cải được "giải cứu" có thể làm được 8 món ngon tuyệt đỉnh
Kinhtedothi- Với giá 18.000-20.000 đồng/5 kg, bắp cải hiện đang là một trong những nông sản được nhiều người dân Hà N...XEM THÊM -
Cách đơn giản để bảo quản cà chua chín sau khi được "giải cứu"
Knhtedothi - Trong những ngày qua, người dân ở Hà Nội và một số tỉnh thành đã chung tay tham gia vào "giải cứu" nông ...XEM THÊM -
Su hào được "giải cứu" nên làm những món gì?
Kinhtedothi - Người dân Hà Nội, các tỉnh đã và đang nhiệt tình "giải cứu" nông sản cho nông dân ở Hải Dương, trong đó...XEM THÊM -
Sun Group đã nâng tầm du lịch giải trí trong nước như thế nào?
Kinhtedothi - Với mong muốn đưa du lịch Việt lên bản đồ quốc tế, sau hơn 10 năm về nước “xây dựng cơ đồ”, Sun Group đ...XEM THÊM -
Ba Vì miền mây thẳm
Kinhtedothi - Ngút ngàn cổ thụ ngút ngàn mây/Sông tràn bóng núi, núi tràn cây/Một miền sương trắng trong mây trắng/Nh...XEM THÊM -
Hải Phòng: Từ ngày 18/2, Cát Bà tạm dừng đón khách du lịch
Kinhtedothi - UBND huyện Cát Hải (Hải Phòng) vừa có thông báo số 52 về việc tạm dừng đón khách du lịch đến tham quan ...XEM THÊM
-
Tết Nguyên đán Tân Sửu, lượng khách đến Hà Nội giảm 50%
Kinhtedothi - Ngày 17/2, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, trong bối cảnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại nhiều địa phương trong cả nước, khách du lịch đến Hà Nội trong dịp Tết N...17-02-2021 14:01
-
Đôi lứa dập dìu hẹn hò trên đỉnh Bà Nà
Kinhtedothi - Vẻ đẹp của muôn sắc hoa rực rỡ và show diễn "Ước hẹn mùa xuân" trên đỉnh Bà Nà với những màn trình diễn hấp dẫn, cuốn hút đã níu chân du khách, đặc biệt là những cặp uyên ương trong d...17-02-2021 13:01
-
Có gì hấp dẫn tại các Sun World dịp Tết Nguyên đán này?
Kinhtedothi - Tết này, du khách tới các khu du lịch Sun World của Sun Group trên khắp cả nước là đến với một hành trình du xuân trọn vẹn, với muôn vàn trải nghiệm thú vị cùng nhiều chương trình ngh...15-02-2021 10:04
-
Người dân TP Hồ Chí Minh vui xuân, đón Tết trong tình hình mới
Kinhtedothi - Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, cũng như nhiều địa phương khác, TP Hồ Chí Minh đã kịp thời điều chỉnh các hoạt động đón Tết Tân Sửu 2021 để phù hợp với tình hình mới...14-02-2021 17:17
-
Ngày Xuân đi lễ hội đền thiêng!
Kinhtedothi - Đầu năm mới việc đi lễ chùa để mong cầu bình an là nét văn hóa đẹp của người Việt Nam. Ngoài việc đi lễ chùa mong mọi gia đình hạnh phúc thì đó chính là lúc mọi người tìm về với cảm g...14-02-2021 07:12
- Phim Việt rục rịch trở lại rạp
- Hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ dữ liệu cá nhân
- Rằm tháng Giêng, giá các loại trái cây vẫn cao ngất ngưởng
- Thủ tướng đồng ý Hà Nội được mua vaccine Covid-19
- [Ảnh] Cận cảnh Đại lễ cầu an online tại chùa Phúc Khánh
- Sự đồng thuận của người dân là yếu tố quyết định trong việc thu hồi đất
- Hà Nội công bố lịch và phương án tuyển sinh vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2021 - 2022
- Thêm 8 ca mắc mới Covid-19, trong đó 7 ca trong cộng đồng tại Hải Dương
- Việt Nam đang tích cực đàm phán với các nguồn cung cấp vaccine ngừa Covid-19