Kinhtedothi - Bất chấp xung đột leo thang và chính sách thuế đối ứng từ Mỹ phủ bóng toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng: kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đạt gần 18 tỷ USD, doanh thu VINATEX ước đạt 9.000 tỷ đồng. Những “chiến dịch thần tốc”, tư duy chủ động và tinh thần tự lực – tự cường đang giúp doanh nghiệp giữ vững mạch đơn hàng, vượt bão thuế và biến động khó lường trong nửa cuối năm.
Tăng trưởng trong biến động khó lường
6 tháng năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục có biến động khó lường, xung đột leo thang ở nhiều khu vực như Nga – Ukraine, Ấn Độ - Pakistan, dải Gaza, Israel – Iran… cùng với đó là chính sách thuế đối ứng của chính quyền Tổng thống Donald Trump bao phủ toàn cầu. Mặc dù các chính sách thuế này đang trong thời gian tạm hoãn để đàm phán, nhưng với việc Mỹ áp thêm 10% thuế đối ứng trên cơ sở thuế MFN cũ cũng đã gây ra nhiều khó khăn đối với các quốc gia xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. Để tận dụng tối đa cơ hội từ thị trường, hầu hết các DN xuất khẩu đều dồn lực cho sản xuất trước khi có những chính sách thuế mới từ Mỹ khiến thị trường có thể “đảo chiều”.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX) Lê Tiến Trường. Ảnh: Khắc Kiên
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX) Lê Tiến Trường cho biết, tháng 5/2025, ngành Dệt May Việt Nam tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực với kim ngạch xuất khẩu (KNXK) đạt 3,84 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức xuất khẩu cao nhất từng ghi nhận trong các tháng 5, vượt qua cả tháng 5/2022 – thời điểm tăng trưởng đột biến do hiện tượng "quá mua" sau đại dịch Covid-19.
Số liệu của VINATEX cho thấy, lũy kế 5 tháng năm 2025, ngành dệt may đạt tổng KNXK 17,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2024, tương ứng với mức tăng tuyệt đối 1,6 tỷ USD. Về thị phần đi các thị trường trong tháng 5/2025, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 1,63 tỷ USD, tăng mạnh 17,8% so với cùng kỳ. Các thị trường khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng: châu Âu 470 triệu USD (+10,4%), Nhật Bản 343 triệu USD (+6%)...
Biểu đồ nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may.
Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ tại Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn ảm đạm. Xuất khẩu đi Trung Quốc đạt 283 triệu USD (-11,4%), Hàn Quốc đạt 179 triệu USD (-15,6%) Tính chung 5 tháng đầu năm 2025 xuất khẩu sang Mỹ đạt 6,97 tỷ USD (+17%); EU đạt 1,86 tỷ USD (+15%); Nhật Bản đạt 1,83 tỷ USD (+11%); thị trường ASEAN đạt 1,33 tỷ USD (+7%); Canada đạt 464 triệu USD (+1,5%) Trong khi đó, xuất khẩu sang Hàn Quốc và Trung Quốc giảm nhẹ, lần lượt −3,3% (đạt 1,4 tỷ USD) và −4% (1,34 tỷ USD) so với cùng kỳ.
Kết quả 6 tháng năm 2025, doanh thu hợp nhất của VINATEX ước đạt 9.035 tỷ đồng, bằng 49% kế hoạch năm và bằng 108% cùng kỳ 2024; Lợi nhuận hợp nhất ước đạt gần 556 tỷ đồng, bằng 61% kế hoạch năm và bằng 197% so với cùng kỳ. Ổn định và có mức tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh thị trường biến động liên tục và phức tạp là thành tựu VINTEX đạt được từ 5 bài học: Tự lực, tự cường là nền tảng vượt khó bền vững; Chủ động, linh hoạt theo sát thị trường và đối thủ; Hình thành đội ngũ nhân sự chất lượng, dùng chung nguồn lực; Dám thử nghiệm sản phẩm, công nghệ, thị trường mới; Xây dựng hình ảnh tập đoàn xanh, uy tín, có trách nhiệm.
Cụ thể để tận dụng cơ hội
Theo ông Lê Tiến Trường, với VINATEX, mặc dù thị trường liên tục biến động, nhưng với sự chủ động, linh hoạt trong điều hành, VINATEX vẫn giữ được mạch tăng trưởng từ nửa cuối năm 2024. Trước những diễn biến khó lường của chính sách thuế quan, Tập đoàn đã chỉ đạo các doanh nghiệp ngành May trong toàn bộ hệ thống thực hiện chiến dịch “90 ngày làm việc thần tốc”, tận dụng tối đa các đơn hàng đã ký kết, nỗ lực cao độ, quyết tâm về đích các đơn hàng của quý II trong 90 ngày (trước 5/7/2025).
May 10 là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu Việt Nam. Ảnh: Khắc Kiên
"VINATEX cũng như nhiều doanh nghiệp dệt may khác có tăng trưởng lợi nhuận nửa đầu năm khá tốt. Thay vì phải nhận những đơn đặt hàng lặp đi lặp lại với thời gian giao hàng ngắn, quý đầu năm nay, doanh nghiệp có sự chuẩn bị khoảng 2 - 3 tháng cho các đơn đặt hàng, giúp chủ động hơn trong quy mô, kế hoạch sản xuất" - Chủ tịch HĐQT Vinatex Lê Tiến Trường nói.
Đồng thời nhấn mạnh, ngay sau thông tin Mỹ hoãn áp mức thuế đối ứng cao tới 46% cho hàng Việt xuất khẩu vào Mỹ trong 3 tháng, các doanh nghiệp dồn dập làm hàng xuất khẩu. Thậm chí, các đơn hàng theo kế hoạch giao trong tháng 7, doanh nghiệp xuất khẩu và nhà mua hàng cũng thỏa thuận cố gắng giao trong tháng 6.
Năm 2025, Vinatex đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 18.315 tỷ đồng, tương đương năm 2024; Lợi nhuận trước thuế 910 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2024. Để thực hiện được mục tiêu thách thức trên, Vinatex sẽ tập trung vào nhóm giải pháp nhằm ổn định thị trường – tăng hiệu quả và sản phẩm khác biệt, cụ thể: Ổn định thị trường xuất khẩu: Giữ vững đơn hàng từ Mỹ, Nhật, EU; Khai thác thêm thị trường mới; Tránh mất thị phần do cạnh tranh giá rẻ.
Doanh nghiệp tận dụng đối đa năng lực sản xuất hiện có, kiểm soát hiệu quả đó là cơ hội là nhìn nhận của ông Lê Tiến Trường. Theo đó, tối ưu hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, tăng năng suất; Kiểm soát tốt chi phí, giảm tiêu hao; Sử dụng dashboard để quản trị sản xuất. Phát triển sản phẩm ngách, tạo giá trị riêng: Ưu tiên sản phẩm kỹ thuật chống cháy; Gắn R&D với nhu cầu thực tế, đơn hàng thực. Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải tiến quản trị: Tiếp tục nâng cao các giải pháp quản trị số (sợi, may, tài chính, nhân sự); Ứng dụng tự động hoá, AI, nâng giá trị lao động. Phát triển sản xuất xanh – Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Phát huy nội lực, liên kết dọc và ngang toàn tập đoàn; Giữ vững đoàn kết, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Trích dẫn
Trích dẫn 1
Tuy tổng KNXK hàng dệt may tăng cao trong những tháng đầu năm nhưng trong 6 tháng cuối năm, KNXK hàng dệt may phụ thuộc nhiều vào kết quả đàm phán thuế quan giữa Việt Nam và Mỹ. Do Mỹ chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu dệt may Việt Nam, nên kết quả đàm phán thuế quan sẽ tác động rất lớn đến tình hình 6 tháng cuối năm.
Trên thực tế nhiều doanh nghiệp dệt may cũng tỏ ra quan ngại về tình hình đơn hàng cuối năm nay khi các đối tác vẫn đang quan sát diễn biến thuế quan. Trước đó, vào tháng 4/2025, Vitas khuyến cáo doanh nghiệp phối hợp với các nhãn hàng phía Mỹ để chia sẻ rủi ro và chi phí. Đồng thời, doanh nghiệp cần tích cực đàm phán với các nhãn hàng để cùng tồn tại.
kinhtedothi - Trong bối cảnh chịu nhiều tác động từ biến động thương mại thế giới, ngành dệt may vẫn duy trì được nhịp tăng trưởng và vị thế cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Để đạt mục tiêu xuất khẩu từ 47 - 48 tỷ USD năm 2025, các DN dệt may đang tập trung tối ưu hóa năng lực sản xuất, tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế, đồng thời chuẩn bị các kịch bản ứng phó dài hạn với chính sách thuế của Mỹ.
Kinhtedothi - Với những nỗ lực của bản thân, ngành dệt may đã gặt hái được những kết quả khả quan trong quý I/2025 trong sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu. 90 ngày gia hạn thuế quan đối ứng của Mỹ là giai đoạn để các nước có những giải pháp thích ứng thích hợp.
Kinhtedothi- Việc Mỹ áp dụng thuế quan mới đang tác động mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu trên nhiều lĩnh vực. Ngành dệt may- vốn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu và sử dụng lượng lao động đông đảo- đang chịu ảnh hưởng đáng kể. Trước bối cảnh đó, các cơ quan chức năng và bản thân doanh nghiệp đang có nhiều giải pháp để thích ứng linh hoạt và hạn chế tối đa các khó khăn, thách thức.
Kinhtedothi - Công ty TNHH Sản xuất phân bón CPF Potash đầu tư gần 200 tỷ đồng vào nhà máy tại Khu công nghiệp Cầu Cảng Phước Đông. Tuy nhiên hiện tại, việc sản xuất của Công ty bị đình trệ do các quy định bất hợp lý từ phía đơn vị quản lý Khu công nghiệp là Công ty IMG Phước Đông (IPD).
Kinhtedothi - Ngày 8/7, Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) với chủ đề “Các giải pháp chiến lược & thực tiễn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao & bền vững trong bối cảnh mới” đã diễn ra tại Hà Nội
Kinhtedothi - Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã đóng điện 72 công trình 110kV, trong đó có 50 công trình hoàn thành trước ngày 30/4/2025, lập thành tích thiết thực chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam thống Nhất đất nước và 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC; góp phần chống quá tải và đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân trên địa bàn các tỉnh phía Nam.
Kinhtedothi- Hoạt động kinh doanh của Agribank trong 6 tháng đầu năm 2025 đã đạt được những kết quả tích cực. Phát huy kết quả đạt được, trong 6 tháng cuối năm 2025, Agribank, tiếp tục tập trung tối đa mọi nguồn lực, quyết tâm, đoàn kết, linh hoạt triển khai nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra…
Kinhtedothi - Trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, giai đoạn 2026 – 2030 được Đảng và Nhà nước nhận định là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Xác lập mô hình tăng trưởng mới không chỉ là yếu tố cấp thiết mà còn là bước đi xác định phương hướng, chiến lược cho tương lai lâu dài.