[Điểm nhấn công nghệ tuần] Không để nghẽn mạng 4G dịp Tết Nguyên đán

Hà Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhà mạng đảm bảo không nghẽn mạng 4G dịp Tết; Dấu hiệu cho thấy iPhone sắp được sản xuất tại Việt Nam; Cảnh báo tấn công mạng dịp Tết... là nội dung chú ý tuần qua.

Nhà mạng đảm bảo không nghẽn mạng 4G dịp Tết
Do dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ mạng tăng cao dịp Tết, đại diện nhà mạng đã hứa không nghẽn mạng, đảm bảo đường truyền. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng tăng cao trong dịp Tết Kỷ Hợi, trong năm 2018 MobiFone đã mở rộng dung lượng hệ thống mạng lõi, mở rộng dung lượng các đường kết nối Internet lên khoảng 240Gbps, tăng hơn 200% so với năm 2017.
 Ảnh minh họa.
MobiFone khẳng định, với mạng lưới được tăng cường này sẽ đảm bảo lưu thoát lưu lượng các dịch vụ data như: Facebook, Youtube ... do đó sẽ không xảy ra tình trạng nghẽn data trên mạng lưới trong thời gian cao điểm.
Tại khu vực trọng điểm, có tổ chức bắn pháo hoa vào thời điểm giao thừa và các khu vực lễ hội, khu du lịch như tuyến phố đi bộ tại thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, các khu du lịch tâm linh Chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh)… một tháng trước Tết Kỷ Hợi, MobiFone đã khảo sát, hoàn thành các công tác triển khai đo kiểm, đánh giá chất lượng vùng phủ sóng, lắp đặt bổ sung các trạm phát lưu động, tăng cường vùng phủ sóng, mở rộng tài nguyên cho các trạm 4G lên mức tối đa.
MobiFone đã lên kế hoạch chi tiết, triển khai các phương án, bố trí nhân lực trực ứng cứu thông tin 24/7 nhằm đảm bảo an toàn, an ninh mạng lưới. Những ngày nghỉ Tết, MobiFone bố trí đầy đủ nhân viên trực xử lý và hỗ trợ khách hàng. Tổng đài 1090 của MobiFone luôn sẵn sàng kịp thời giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ khách hàng khi cần.
Trong khi đó, đại diện nhà mạng Viettel cho biết Tết Dương lịch 2019 có thời gian nghỉ dài và thuê bao cũng dịch chuyển mạnh nên đây là bước thử cho Viettel chuẩn bị mạng lưới cho Tết Nguyên đán Kỷ Hợi.
Nhu cầu của khách hàng năm nay đối với dịch vụ thoại cũng tương tự như mọi năm nhưng nhu cầu sử dụng data tăng mạnh ở mức khoảng 1,8 lần so với năm ngoái. Tuy nhiên, Viettel vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Do nhu cầu 4G dự báo sẽ tăng rất mạnh dịp Tết Kỷ Hợi nên đến thời điểm này Viettel đã nâng cấp gần 4.000 trạm BTS sử dụng 1800 MHz và tổng số trạm bổ sung dung lượng là 5.400.
Viettel sẽ tăng cường nhân sự kỹ thuật để theo dõi, giám sát sự di chuyển thuê bao và các điểm nóng, tập trung đông người trên toàn quốc, sẵn sàng triển khai giải pháp khi lưu lượng tăng cao hơn so với dự đoán.
Dấu hiệu cho thấy iPhone sắp được sản xuất tại Việt Nam
Theo Business Times, Foxconn đang thanh toán 16,5 triệu USD cho công ty Fuhua, đổi lấy quyền sử dụng 250.000 m2 đất tại Bắc Giang.
  Ảnh minh họa.
Foxconn cho biết họ đã đầu tư 213,5 triệu USD vào một đơn vị ở Ấn Độ trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 1 để “đầu tư dài hạn” và đang thanh toán 16,5 triệu USD cho công ty Fuhua, đổi lấy quyền sử dụng 250.000 m2 đất tại một khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang, Việt Nam, Business Times đưa tin hôm nay.
Trong một báo cáo, Foxconn thông báo họ đang bán quyền sử dụng đất ở Việt Nam cho một đơn vị thuộc FIT Hon Teng – công ty con của Foxconn. FIT Hon Teng niêm yết trên sàn Hong Kong và là nhà sản xuất cáp cho iPhone. Người phát ngôn của Foxconn từ chối bình luận thêm về thông tin này.
Đối thủ của Foxconn là Pegatron Corp đã chuyển một phần mạng lưới sản xuất sang Indonesia do ảnh hưởng từ thuế quan trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Công ty này cũng đang cân nhắc thuê các cơ sở tại Việt Nam và Ấn Độ.

Hai công ty đều không nói rõ có phải họ đang chuyển dây chuyền sản xuất các sản phẩm cho Apple hay không.
Từ năm 2016, truyền thông quốc tế và trong nước từng đưa tin Apple đề xuất xây dựng một trung tâm cơ sở dữ liệu phục vụ khu vực Châu Á tại Hà Nội. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD.
Tại thời điểm đó, Apple cho biết đang trong giai đoạn tìm kiếm địa điểm và hoàn tất thủ tục đầu tư. Tuy nhiên, sau đó, không có thông tin chính thức nào về dự định này.
Trước đó, tháng 10/2015, Reuters đưa tin Apple đã đầu tư 15 tỷ đồng (673.000 USD) để thành lập công ty con có tên gọi Công ty trách nhiệm hữu hạn Apple Việt Nam (Apple Vietnam LLC) tại TP.HCM qua đó mở đường cho nhà sản xuất iPhone trực tiếp thực hiện việc bán hàng ở thị trường Việt Nam, đồng thời sẽ cung cấp công nghệ thông tin, bảo hành cũng như các dịch vụ tư vấn.
Cảnh báo tấn công mạng dịp Tết
Theo VNCERT, với hình thức tấn công có chủ đích này, tin tặc đã tìm hiểu kỹ về đối tượng tấn công và thực hiện các thủ thuật lừa đảo, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật cao để qua mặt hệ thống bảo vệ an toàn thông tin (ATTT) của các hệ thống thông tin của ngân hàng và tổ chức chủ quản hệ thống thống tin hạ tầng quan trọng quốc gia nhằm chiếm quyền điều khiển máy tính của người dùng thông qua đó tấn công các hệ thống máy tính nội bộ chứa thông tin quan trọng khác.
VNCERT cho rằng mục đích chính của tin tặc là đánh cắp các thông tin quan trọng của hệ thống thông tin của ngân hàng và tổ chức chủ quản hệ thống thống tin hạ tầng quan trọng quốc gia. Với việc sử dụng các kỹ thuật cao để tấn công thì các hệ thống bảo vệ ATTT của hệ thống thông tin của ngân hàng và tổ chức chủ quản hệ thống thống tin hạ tầng quan trọng quốc gia sẽ khó phát hiện kịp thời và đồng thời giúp tin tặc duy trì quyền kiểm soát hệ thống thông tin.
Trung tâm VNCERT đề nghị các đơn vị thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia thực hiện gấp các biện pháp theo dõi, giám sát, ngăn chặn các kết nối đến máy chủ điều khiển mã độc để kịp thời phát hiện và ngăn chặn cuộc tấn công có chủ đích.
Cụ thể, phải theo dõi và ngăn chặn kết nối đến các máy chủ C&C có tên miền và địa chỉ IP sau:
Các đơn vị thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia cần rà quét hệ thống, xoá các thư mục và bóc gỡ tập tin mã độc có dấu hiệu tương ứng sau:
 
- MD5: 25376ea6ea0903084c45bf9c57bd6e4f
- MD5: 1e2795f69e07e430d9e5641d3c07f41e
- MD5: 3be75036010f1f2102b6ce09a9299bca
- HSMBalance.exe MD5: 34404a3fb9804977c6ab86cb991fb130
- HSMBalance.exe SHA-1:b345e6fae155bfaf79c67b38cf488bb17d5be56d
- ICAS.ps1 MD5: b12325a1e6379b213d35def383da2986
- ICAS.ps1 SHA-1: c48ff39e5efc6ca60c31200344c47b5de3b3605d
- MD5: 7c651d115109fd8f35fđfc44fd24518
- MD5: 8a41520c89dce75a345ab20ee352fef0
- MD5: b88d4d72fdabfc040ac7fb768bf72dcd
- hs.exe MD5: df934e2d23507a7f413580eae11bb7dc
- hs.exe SHA-1:5ce51e3882c40961caf2317a3209831ed77c9c40
- MD5: fee0b31cc956f083221cb6e80735fcc5
- MD5: 4c400910031ee3f12d9958d749fa54d5
- MD5: 2e0d13266b45024153396f002e882f15
- MD5: 26f09267d0ec0d339e70561a610fb1fd
- MD5: 09e4f724e73fccc1f659b8a46bfa7184
- MD5: 18c2adfc214c5b20baf483d09c1e1824
- MD5: 2cd8e5d871f5d6c1a8d88b1fb7372eb0
- MD5: e9130a2551dd030e3c0d7bb48544aaea
- MD5: 9888d1109d6d52e971a3a3177773efaa
- MD5: be021d903653aa4b2d4b99f3dbc986f0
- MD5: 2036a9e008d16e8ac35614946034b1a5
- MD5: ef5741c4b96ef9498357dc4d33498163
- MD5: 5B7244C47104F169B0840440CDEDE788
- MD5: 53F7BE945D5755BB628EECB71CDCBF2
- MD5: E00499E21F9DC990400B8B3C2B5
- MD5: 9c35e9aa9255a2214d704668b039ef6
- MD5: cc29adb5b78300b0f17e566ad461b2c7
- MD5: C6774C1417BE2E8B7D14BAD1391|1DO4B
VNCERT cho hay trên đây là những mã độc rất nguy hiểm, có thể đánh cắp thông tin và phá huỷ hệ thống thông tin, yêu cầu Lãnh đạo các đơn vị nghiêm túc thực hiện lệnh điều phối.
Cẩn trọng lộ thông tin cá nhân khi vay tiền qua mạng
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), thời gian gần đây, thị trường Việt Nam ghi nhận sự phát triển nhanh chóng và bùng phát của các mô hình cho vay trực tuyến, trong đó có một số mô hình cho vay trên cơ sở kết hợp giữa công ty tư vấn và công ty dịch vụ cầm đồ.
  Ảnh minh họa.
Từ thực tế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng đối với một số mô hình cho vay - cầm đồ trực tuyến nêu trên, qua quá trình rà soát hoạt động của một số công ty có liên quan, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng bước đầu ghi nhận một số vấn đề.
Theo đó, một số công ty thu thập thông tin liên hệ của người thân, đồng nghiệp, nơi làm việc của người đi vay nhưng không nêu mục đích sử dụng thông tin này (ví dụ, để liên hệ khi thực hiện nhắc/thu nợ).
Một số khác thu thập thông tin về ứng dụng mà người đi vay hay sử dụng (viber, facebook, zalo...) nhưng cũng không nói rõ việc sẽ kiểm tra hoặc liên hệ với danh sách bạn bè trên các ứng dụng này khi công ty thực hiện thu/nhắc nợ.
Nhưng thực tế, một số công ty thu thập thông tin liên hệ của người thân, đồng nghiệp, nơi làm việc của người đi vay nhưng không nêu mục đích sử dụng thông tin này.
Vì vậy, trước khi cung cấp thông tin, người tiêu dùng cần tìm và nghiên cứu chính sách thu thập thông tin của công ty để hiểu rõ phạm vi và mục đích sử dụng, tránh trường hợp tự gây ảnh hưởng tới quyền lợi của bản thân, gia đình và bạn bè.
Không chỉ vậy, còn có cả trường hợp bán thông tin cho đơn vị khác. Ví dụ trong điều kiện để vay tiền của trang doctordong.vn có đoạn: "Khách hàng đồng ý rằng công ty có thể tiết lộ dữ liệu thông tin cá nhân của khách hàng cho các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết và những thành viên khác của các thành viên góp vốn.
Công ty có thể tiết lộ dữ liệu thông tin cá nhân của khách hàng cho các nhà thầu và bên thứ ba, bao gồm nhưng không giới hạn các bên môi giới, bên bảo hiểm và bên xử lý dữ liệu (dù là trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam), và cho các cơ quan chức năng liên quan".