Điểm qua 5 quốc gia phát triển nhanh nhất của châu Á

Nguyễn Thu ( Theo Investasian)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Châu Á được đánh giá là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới với rất nhiều cơ hội đầu tư thuận lợi trải rộng trên 48 quốc gia thuộc châu lục này.

Một số nước có cơ hội tốt hơn cho nhà đầu tư khi so sách với các nước trong châu lục, trong khi một số quốc gia khác hiện đang trong thời kỳ suy thoái như BruneiMacao.
Dưới đây là danh sách 5 nền kinh tế phát triển nhanh nhất tại châu lục năng động
1. Lào: 7%
Lào đứng đầu danh sách các nước đang phát triển nhanh nhất ở châu Á. Quốc gia nhỏ bé với khoảng 7 triệu người nằm ngay trái tim Đông Dương và không có biển bao quanh.
Mặc dù Lào nằm ở vị trí trung tâm, giáp với 5 quốc gia khác ở khu vực Đông Nam Á, quốc gia này vẫn có điểm bất lợi, đó là không có đường ra biển. Vì vậy, nước này rất khó để xuất khẩu hàng hóa và giao thương với cộng đồng quốc tế.
 
Lào phụ thuộc vào các nước láng giềng để tiếp cận với các tuyến đường vận chuyển, khiến cho nền kinh tế không linh hoạt và ít tự chủ hơn.
Bên cạnh đó, cũng giống với Myanmar, những người muốn đầu tư vào Lào có ít lựa chọn khả thi. Người nước ngoài không thể sở hữu bất động sản tự do và không có thị trường chứng khoán.
2. Campuchia: 6,9%
Mặc dù chỉ đứng thứ 2 về tăng trưởng, Campuchia được đánh giá có triển vọng tốt nhất trong 5 nước có tốc độ phát triển nhanh nhất châu Á.
Tăng trưởng kinh tế và các chính sách của chính phủ đều đi đúng hướng, biến đất nước thành điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư.
Campuchia không bị suy thoái kinh tế trong hơn 2 thập kỷ qua. Đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, "bỏ qua" bong bóng công nghệ trong những năm 2000 và vượt qua cuộc suy thoái toàn cầu gần đây năm 2008.
Campuchia được đánh giá có triển vọng tốt nhất trong 5 nước có tốc độ phát triển nhanh nhất châu Á.
Các thị trường cận biên như Campuchia, Myanmar và Lào có tiềm năng tăng trưởng mạnh nhưng cần vốn nước ngoài để phát triển kinh tế trong giai đoạn đầu. Nguồn vốn này giúp các quốc gia này trở thành thị trường mới nổi, và nếu có thể vượt qua bẫy thu nhập trung bình sẽ là những nước phát triển.
Campuchia có lợi thế hơn so với một số thị trường cận biên khác thiếu là du lịch. Angkor Wat, cấu trúc tôn giáo lớn nhất trên thế giới, là một điểm đến nổi tiếng ở Đông Nam Á đã thu hút hơn 2 triệu khách du lịch quốc tế trong năm 2016.
3. Philippines: 6,9%
Trái ngược với Trung Quốc, dân số Philippines sẽ tăng nhanh hơn tất cả các nước khác ở châu Á trong vài thập kỷ tới. Điều này là tín hiệu tốt Chính phủ Philippines có thể quản lý hiệu quả. Philippines hiện chỉ có hơn 100 triệu người nhưng dự kiến ​​đến năm 2050 sẽ tăng gần 50% lên hơn 150 triệu người.
Philippines là một trung tâm gia công công nghệ và kinh doanh chính của thế giới.
Tuy nhiên, ưu thế lớn nhất của Philippines là lực lượng lao động có tay nghề và sử dụng thành thạo tiếng Anh. Các công ty đa quốc gia khó có thể tuyển dụng được hàng triệu nhân viên biết tiếng Anh với chi phí trả lương thấp ở bất cứ nơi nào khác tại châu Á (trừ Ấn Độ). Do đó, Philippines là một trung tâm gia công công nghệ và kinh doanh chính của thế giới. Các công ty lớn như IBM, Accenture, Microsoft hiện đang thành lập các trung tâm dịch vụ khách hàng ở Philippines. Xu hướng này sẽ còn được duy trì trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Philippines không phải là không có vấn đề. Tỷ lệ thất nghiệp và nợ hộ gia đình đang được cải thiện nhưng vẫn là những thách thức lớn. Tăng trưởng dân số có thể là một lợi thế, nhưng chỉ trong trường hợp người dân có việc làm và được chăm sóc.
4. Trung Quốc: 6,7%
Các nhà phân tích thường đề cập đến "sự giảm tốc" của nền kinh tế số 2 thế giới trong những năm gần đây. Tuy nhiên, Trung Quốc hiện vẫn là một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới dù nền kinh tế có hơi suy yếu.
Trung Quốc hiện vẫn là một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới.
Phấn lớn các ngân hàng trung ương đều mong muốn tăng trưởng GDP nằm trong khoảng 6% hàng năm. Đối với Trung Quốc, tăng trưởng GDP trong ngắn và trung hạn không phải là mối lo trong dài hạn. Các vấn đề nhân khẩu học là vấn đề cần quan tâm nhất tại Trung Quốc. Nguyên nhân là chính sách một con của chính phủ nước này trong khoảng từ 1979 đến 2013 nhằm hạn chế gia tăng dân số.
Cứ 2 người lớn phải có ít nhất 2 đứa con để dân số tự thay thế. Kết quả là Trung Quốc sẽ chứng kiến ​​dân số bắt đầu giảm trong năm 2030. Cùng với hiện tượng già hóa dân số, điều này sẽ sớm gây áp lực lên nền kinh tế.
Bên cạnh đó, chi phí lao động gia tăng cũng là một trong những rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

5. Myanmar: 6,5%

Myanmar nhận được rất nhiều chú ý của truyền thông trong thập kỷ qua.
 
Tuy nhiên, việc đầu tư vào Myanmar hiện vẫn còn một số khó khăn, đó là các nhà đầu tư nước ngoài có rất ít lựa chọn, và nước này là một trong những thị trường chứng khoán nhỏ nhất thế giới với 4 công ty niêm yết. Ngoài ra, người nước ngoài không thể mua bất động sản mặc dù luật pháp cho phép. 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần