Điểm sáng "le lói" trong kết quả tăng trưởng thấp nhất 27 năm của Trung Quốc

Tú Anh (Theo Al Jazeera)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiến tranh thương mại, theo tiên liệu, đã có tác động nhãn tiền lên tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.

Tăng trưởng trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc, đã chậm lại tốc độ tồi tệ nhất trong gần ba thập kỷ trong quý II/2019 - nhưng dường như không ai thể hiện quá nhiều sốc hay kinh hoàng về điều đó.

Cuộc chiến thương mại với Mỹ diễn ra trong vòng 1 năm qua đã làm tổn thương các xưởng sản xuất và nhà xuất khẩu Trung Quốc. Chững lại trong tăng trưởng là điều đã được tiên liệu trước.Nhưng có điều bất ngờ trong số liệu mới nhất từ ​​Bắc Kinh đó là gia tăng mạnh mẽ ở hạng mục đầu tư và doanh số bán lẻ vào tháng 6, đi cùng với đó là phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đóng vai trò một lực lượng kinh tế mạnh mẽ.

 Ảnh minh họa.

Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - chỉ số được sử dụng phổ biến nhất cho quy mô của một nền kinh tế - đã giảm xuống còn 6,2% trong quý II/2019, rớt từ 6,4% trong ba tháng đầu năm, theo số liệu công bố hôm nay (15/7) của Cục Thống kê Trung Quốc.

Washington đã tăng thuế bổ sung lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc hồi tháng 5, gia tăng căng thẳng đối với lĩnh vực sản xuất đang gặp khó khăn và đe dọa sẽ phá vỡ tỷ suất lợi nhuận vốn đã mỏng.

Mặc dù  hai bên đã đồng ý nối lại đàm phán thương mại vào cuối tháng 6, các mức thuế hiện tại vẫn được áp dụng.Chưa có lộ trình cụ thể cho vòng đàm phán thương mại mới, và Bắc Kinh và Washington vẫn mâu thuẫn về các vấn đề quan trọng.

Tăng trưởng ổn định?

Để đảm bảo tăng trưởng không giảm quá mức, Bắc Kinh tuyên bố cắt giảm thuế vào đầu năm nay trị giá gần hai nghìn tỷ Nhân dân tệ (tương đương 291 tỷ USD) và đưa ra một loạt các biện pháp kích thích khác bao gồm nới lỏng quy định tín dụng.

Điểm sáng của bức tranh tăng trưởng ảm đạm trên là doanh số bán lẻ, tăng 9,8% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa mức dự báo.

Sản lượng công nghiệp cũng tăng 6,3% trong tháng trước, cũng vượt dự toán. Các công ty cũng đầu tư nhiều hơn dự kiến ​​vào đất đai và thiết bị, hay còn gọi là tài sản cố định, tăng 5,8% trong 6 tháng đầu so với cùng kỳ năm 2018. Các nhà phân tích cho rằng những số liệu này cho thấy nền kinh tế Trung Quốc trong nửa cuối năm có thể khởi sắc hơn nửa đầu năm.

Biến chuyển đó có thể do một số thay đổi cơ cấu sâu sắc hơn trong nền kinh tế Trung Quốc. Một trong những thay đổi đó là sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử, theo giới phân tích.

"Ước tính, thương mại điện tử đóng góp vào khoảng 10% tăng trưởng GDP của Trung Quốc khi doanh số bán hàng trực tuyến chiếm 20% tổng doanh số bán lẻ và tiêu dùng đóng góp tới 60% tăng trưởng GDP", Dan Wang, nhà phân tích tại The economist Intelligence Unit (EIU ), trao đổi với Al Jazeera.

Tuy nhiên thương mại điện tử tự thân không thể giảm thiểu tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại, chuyên gia Wang nói."Doanh số tiêu thụ ô tô, thành phần lớn nhất trong bán lẻ, vẫn còn yếu", ông nói. Sự trỗi dậy của thương mại điện tử mặt khác cũng là con dao hai lưỡi Hoạt động mua sắm trực tuyến tăng có xu hướng lấn át các cửa hàng, đặc biệt là quần áo và đồ gia dụng, có khả năng hạn chế những tác động tích cực của kinh doanh điện tử đối với tiêu dùng chung ở Trung Quốc.

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần