Kinhtedothi - Mùa mưa lũ, người dân vùng cao Điện Biên luôn đối mặt nguy cơ sạt lở, lũ quét. Bản Phìn Hồ B (xã Si Pa Phìn) là một trong những điểm có nguy cơ cao, hiện chính quyền địa phương đang nỗ lực di dời dân đến nơi ở an toàn, từng bước ổn định cuộc sống lâu dài.
Bản Phìn Hồ B đã được UBND tỉnh Sơn La đề xuất bổ sung vào danh mục 4 dự án bố trí dân cư vùng thiên tai khẩn cấp năm 2024.
Khu tái định cư mới dự kiến nằm ở sườn đồi đối diện, cao ráo, thoát nước tốt và không quá xa khu dân cư hiện tại. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng còn gặp khó khăn do 3/9 hộ dân chưa đồng thuận chủ trương đầu tư. Ban Quản lý dự án và chính quyền xã đang tích cực tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận, đẩy nhanh tiến độ triển khai.
Nhà của 5 hộ dân được dựng lại sau khi di dời khỏi vùng có nguy cơ sạt lở. Ảnh: BĐBP
Cùng với việc chuẩn bị mặt bằng cho dự án, xã Si Pa Phìn đã chủ động tuyên truyền, nâng cao cảnh giác trong mùa mưa lũ, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao.
Tính đến nay, đã có 5 hộ dân chủ động di dời đến nơi an toàn, 3 hộ đang di chuyển. Những hộ còn lại vẫn sinh sống tại nơi cũ, trong điều kiện mưa lớn và nền đồi có dấu hiệu tiếp tục sụt lún, tiềm ẩn rủi ro.
Ông Lê Quang Trinh, Chủ tịch UBND xã Si Pa Phìn cho biết, điểm có nguy cơ sạt lở cao tại Phìn Hồ B được cấp ủy, chính quyền đặc biệt quan tâm, thường xuyên vận động bà con đề cao cảnh giác. Đặc biệt, từ giữa tháng 7/2025, xã đã huy động các lực lượng hỗ trợ người dân di dời khẩn cấp, bố trí nơi ở tạm và chuẩn bị sẵn phương án ứng phó nếu phải tháo dỡ nhà ở, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản trong mùa mưa lũ.
Kinhtedothi- Trước diễn biến phức tạp của thời tiết và nguy cơ cao xảy ra thiên tai, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trần Huy Tuấn đã ký ban hành văn bản hỏa tốc yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung ứng phó, kịp thời bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân.
Kinhtedothi – Chủ tịch UBND xã Nhôn Mai (tỉnh Nghệ An) cho biết, trước nguy cơ mất an toàn do núi Phà Mạt xuất hiện vết nứt dài, địa phương đã di dời khẩn cấp 19 hộ dân với 68 nhân khẩu của bản Xói Voi.
Kinhtedothi – Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị các đơn vị rà soát hệ thống cây xanh trong khuôn viên nhà trường; tuyệt đối không tổ chức các hoạt động sinh hoạt Hè, đặc biệt tại những nơi có nguy cơ ngập úng, sạt lở…
Kinhtedothi - Từ chiều tối 22/7, một số khu vực trung tâm xã Mường Xén (Nghệ An), nước lũ từ sông dâng nhanh gây ngập úng cục bộ. Chính quyền, người dân tất bật di dời đồ đạc, tài sản đến nơi an toàn.
Kinhtedothi – Chiều tối 22/7, nhiều hộ dân ở các bản thuộc xã Mỹ Lý, ven sông Nậm Nón (Nghệ An) buộc phải di dời tới nơi an toàn do nước lũ từ sông dâng lên nhanh, gây ngập úng, nhiều ngôi nhà nước lũ dâng ngập tới gần nóc.
Kinhtedothi - Do ảnh hưởng của bão số 3, từ ngày 20 đến 22/7, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có mưa lớn kéo dài gây ngập úng cục bộ tại nhiều vùng trũng thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.
Kinhtedothi - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nước sông Thái Bình dâng cao khiến một đoạn đê bối ở xã Vĩnh Thuận (Hải Phòng) bị vỡ, nước lũ tràn trắng băng vùng đầm nuôi rươi của người dân.