80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Điện Kremlin nói gì khi căng thẳng chính trị tại Myanmar tiếp tục leo thang?

Kinhtedothi - Theo thống kê của Liên Hợp quốc, đến nay đã có ít nhất 70 người thiệt mạng trong các vụ xung đột giữa lực lượng an ninh và người biểu tình tại Myanmar.
Điện Kremlin đã bày tỏ "lo ngại" về căng thẳng chính trị tại Myanamar tiếp tục leo thang sau vụ chính biến hôm 1/2.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov.
“Theo quan điểm của chúng tôi, tình hình tại Myanmar đang ở mức báo động. Và chúng tôi lo ngại trước thông tin về số lượng thương vong dân sự tại đây ngày càng tăng”, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên ngày 12/3.
Ông Peskov cho biết, Moscow đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến ở Myanmar và đang phân tích tình hình để đưa ra những quyết định cần thiết, bao gồm cả việc tiếp tục hợp tác quân sự - kỹ thuật. "Trước diễn tiến phức tạp tại Myanmar, chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ những gì đang diễn ra ở quốc gia này” - người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi về việc liệu Nga, cũng như một số quốc gia khác, sẽ đình chỉ hợp tác quân sự - kỹ thuật với Myanmar hay không, ông Peskov cho hay: "Chúng tôi đang phân tích tình hình tại Myanmar".
Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị ở Myanmar ngày 11/3 cho biết, 12 người biểu tình tại Myamar đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong ngày 11/3.
Báo cáo của Liên Hợp quốc (LHQ) cho thấy, ít nhất 70 người đã thiệt mạng tại Myanmar trong các cuộc biểu tình phản đối quân đội tiến hành vụ chính biến hồi đầu tháng trước.
Trước đó, tại cuộc họp ngày 10/3, Hội đồng Bảo an LHQ ra tuyên bố lên án tình hình bạo lực ở Myanmar, đồng thời khẳng định tiếp tục ủng hộ tiến trình dân chủ, kêu gọi tôn trọng quyền, tự do cơ bản của con người và pháp quyền.
Tuyên bố của Hội đồng Bảo an LHQ cũng kêu gọi quân đội Myanmar sử dụng các biện pháp hòa bình, khuyến khích biện pháp "đối thoại mang tính xây dựng và hòa giải theo mong muốn và lợi ích của người dân Myanmar".
Quân đội Myanmar hôm 1/2 đã bắt giữ Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức khác, giành quyền kiểm soát đất nước từ chính phủ dân cử của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD). Lực lượng quân đội Myanmar cũng tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm, đồng thời thông báo ban lãnh đạo của đất nước, bao gồm cả Tổng thống, đã bị cách chức.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ