Diện mạo mới sau tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại
Kinhtedothi - Những thành tựu về ổn định kinh tế vĩ mô có phần đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàn...
Kinhtedothi - Những thành tựu về ổn định kinh tế vĩ mô có phần đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng (NH). Kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, hạ thấp lãi suất, tăng dự trữ ngoại hối… là các chỉ số mạnh cho thấy những bước đi thận trọng tái cơ cấu hệ thống các NH thương mại (NHTM) đã mang lại những kết quả đáng khích lệ.
Thoát đổ vỡ hàng loạt
Ngay từ đầu năm 2015, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình từng khẳng định, giai đoạn 1 của quá trình tái cơ cấu hệ thống NH (2011 - 2015) tập trung xử lý những NH yếu kém nhất, các NH thiếu thanh khoản, đó là những mắt xích có thể đứt vỡ bất kể lúc nào. Sang giai đoạn 2 sẽ làm đồng bộ hơn, là một sự “nâng cấp mới” của sắp xếp và tái cơ cấu hệ thống để tốt hơn, bền vững hơn.
Trong năm 2015 đã có nhiều vụ mua bán - sáp nhập (M&A) NH được thực hiện thành công. Và dự kiến đến năm 2017, cả nước còn lại khoảng hơn 20 NHTM mạnh. Hiện, hệ thống NH Việt Nam có một NHTM Nhà nước (Agribank), 37 NHTM CP (kể cả 3 NHTM đã bị NHNN mua lại với giá 0 đồng), 5 NH 100% vốn nước ngoài, 4 NH liên doanh, 1 NH chính sách và 1 NH HTX. Về cơ bản, các mục tiêu đến năm 2015 trong Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCCD) đã được thực hiện. Chương trình cơ cấu lại hệ thống tín dụng - NH dường như thu được nhiều kết quả ấn tượng hơn cả trong 3 trọng tâm tái cơ cấu thời gian qua, với những điểm nhấn đặc biệt: Hệ thống NHTM đã ngày càng cải thiện được tính thanh khoản, đẩy lùi nguy cơ đổ vỡ hệ thống; giảm sở hữu chéo trong hệ thống NHTM nói chung và hệ thống tín dụng nói riêng, giúp các NH tăng sức cạnh tranh trên thương trường. Số dư tiền gửi của TCTD tại NHNN luôn cao hơn so với yêu cầu dự trữ bắt buộc. Thị trường tiền tệ đã ổn định trở lại, thanh khoản của hệ thống NH tốt hơn.
Đau đáu định vị trong tương lai
Là một trong những NH tiên phong thực hiện tái cơ cấu và nhận sáp nhập NHTM CP Nhà Hà Nội (HBB), ông Nguyễn Văn Lê - Tổng Giám đốc NHTM CP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cho biết, sau khi nhận sáp nhập, nợ xấu tăng lên 8,52%, bù đắp lỗ cho HBB lợi nhuận trước thuế của SHB chỉ còn 26 tỷ đồng, tính đến cuối năm 2012. Tuy nhiên, sau tái cơ cấu, SHB đã lọt vào top 5 NHTM CP (không có vốn Nhà nước chi phối) có quy mô hoạt động kinh doanh lớn trên thị trường với tổng tài sản 183.309 tỷ đồng. SHB cũng đã xử lý được 7.187 tỷ đồng nợ xấu từ HBB chuyển sang, hiện nợ xấu của SHB chỉ còn chiếm 2,38% tổng dư nợ. Nhưng đây vẫn là gánh nặng mà theo ông Lê, SHB vẫn đang tiếp tục xử lý.
Khác với SHB, NHTM CP Tiên Phong (TPBank) tự đứng ra tái cơ cấu, kêu gọi cổ đông mới. Sau khi tái cơ cấu, được bơm vốn từ cổ đông mới là Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji, thanh khoản của NH được cải thiện, ổn định trở lại. Năm 2015, tổng tài sản của TPBank đạt 70.000 tỷ đồng (trước tái cơ cấu là 12.000 tỷ đồng); lượng khách hàng tăng từ 60.000 lên hơn 1 triệu; dư nợ tín dụng tăng khoảng 36.000 tỷ đồng. Nợ xấu giảm chỉ còn 0,38% tổng dư nợ, lợi nhuận năm 2015 vượt chỉ tiêu đại hội cổ đông đặt ra đạt 650 tỷ đồng.
Trong khi đó, việc mua lại NH 0 đồng và tái cấu trúc chưa thể có câu trả lời ngay về tính hiệu quả, nhưng theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Chánh Thanh tra NHNN, đến nay, cả 3 NH 0 đồng đều đã ổn định, dòng tiền gửi đã trở lại rất tốt và thanh khoản hoàn toàn được đảm bảo. "Hiện nay, dự trữ thanh khoản của NH Xây dựng là 1.000 tỷ đồng; GPBank là 3.000 tỷ đồng và OceanBank là 7.000 tỷ đồng. Đây là lực lượng sẵn sàng chi trả cho người dân" - ông Nghĩa khẳng định.
Mặc dù đạt được những kết quả bước đầu, nhưng Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015 vẫn còn nhiều “nút thắt” cần được tháo gỡ trong thời gian tới, đặc biệt là cơ chế, chính sách. Câu hỏi mà có lẽ bất kỳ TCTD nào trong hệ thống cũng đều đang đau đáu là định vị mình trong tương lai ra sao, với mô hình nào, chuẩn nào, con đường nào để phát triển mà không lặp lại vết xe cũ…?
![]() Giao dịch tại một chi nhánh Agribank Hà Nội. Ảnh: Trần Việt
|
Thành công đáng ghi nhận nhất của quá trình tái cơ cấu hệ thống NH Việt Nam là đã đưa hệ thống NH thoát khỏi đổ vỡ hàng loạt. Bài toán lớn nhất còn lại của tái cơ cấu là giải quyết nợ xấu. TS. Trần Thị Thanh Tú Trường ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội |
Cần có cơ chế thanh lọc cơ cấu cổ đông nhằm loại trừ sự liên kết móc ngoặc giữa các cổ đông. Điều đó sẽ đảm bảo cho thành công của quá trình tái cơ cấu NH không bị đảo ngược. Bên cạnh đó, cần từng bước nâng cao năng lực quản trị điều hành của hệ thống NH theo chuẩn mực quốc tế dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
TS Lê Văn Phước - Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia
|
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
-
Giá vàng thế giới tăng vọt trong ngày ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ
Kinhtedothi - Sáng nay (21/1) giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, bất chấp Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức trong ...XEM THÊM -
Kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công
Kinhtedothi - Chiều 20/1, Kho bạc Nhà nước Hà Nội (KBHN) tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021. Ph...XEM THÊM -
Triển khai hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP): Việt Nam được hưởng lợi ích lâu dài
Kinhtedothi - Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được kỳ vọng tạo thêm động lực mới cho tăng trưởng c...XEM THÊM -
EVFTA - sân chơi mới cho các làng nghề
Kinhtedothi - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết đã mở ra cơ hội cho các sản phẩm làng nghề...XEM THÊM -
Thu nhập cao từ nuôi gà thả vườn
Kinhtedothi - Mô hình nuôi gà thả vườn đang phát triển mạnh ở huyện Quốc Oai, giúp hàng trăm hộ nông dân tiếp cận với...XEM THÊM -
Đừng bỏ lỡ cơ hội từ FDI
Kinhtedothi - Dự án 270 triệu của Foxconn tại Bắc Giang sản xuất, gia công máy tính bảng (iPad) và máy tính xách tay ...XEM THÊM
-
Giá lợn hơi hôm nay 21/1: 2 miền Bắc - Nam tiếp tục tăng
Kinhtedothi - Theo ghi nhận, giá lợn hơi hôm nay (21/1), tại 2 miền Bắc - Nam tiếp tục tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg, trong khi miền Trung đi ngang so với hôm qua. Hiện giá lợn hơi cả nước được thu mu...21-01-2021 07:09
-
Giá tiêu hôm nay 21/1: Gần 20 năm đứng số 1 thế giới, đâu là giải pháp bền vững cho ngành tiêu Việt?
Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 21/1 trong khoảng 50.000 - 52.500 đồng/kg. Trên thế giới giá tiêu Ấn Độ tăng nhẹ do tình hình thời tiết bất lợi.21-01-2021 06:54
-
Giá cà phê hôm nay 21/1: Cơ hội cho cà phê Việt khi dự trữ thế giới ở mức thấp do dịch Covid-19
Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 21/1 trong khoảng 31.300 - 31.800 đồng/kg. Giá cà phê trên 2 sàn hàng hóa phái sinh cùng giảm.21-01-2021 06:35
-
Chứng khoán BIDV (BSC): Lợi nhuận Quý IV 2020 tăng 440%
Kinhtedothi - Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tên viết tắt BSC, HoSE: BSI) công bố kết quả kinh doanh quý IV với lợi nhuận trước thuế tăng trưởng mạnh đạt 47,6 ...20-01-2021 19:24
-
Lợi nhuận hợp nhất của BIC năm 2020 tăng trưởng 39%
Kinhtedothi- Năm 2020, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) đạt 375,6 tỷ đồng, tăng trưởng 39% so với năm 2019, hoàn thành 156% kế hoạch năm.20-01-2021 19:24
- ASEAN Today: Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm
- Hà Nội hoàn tất công tác trang trí tuyên truyền, cổ động Đại hội
- Hà Nội: Bảo đảm an toàn tuyệt đối phòng, chống dịch Covid-19 tại Đại hội Đảng
- Hàng loạt chuyến bay đến Nội Bài phải chuyển hướng vì thời tiết xấu
- Ông Nguyễn Minh Long giữ chức Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội
- Đón người dân tham quan đoàn tàu Nhổn - Ga Hà Nội vào ngày 23/1
- Các tuyến xe buýt điều chỉnh lộ trình phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII
- Hà Nội gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo thành phố qua các thời kỳ
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Tập trung thực hiện thật tốt để cuộc bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân