Dịp Tết nguyên đán Kỷ hợi 2019: Không để khan hàng, sốt giá
Kinhtedothi - Trước dự báo nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội sẽ tăng mạnh vào dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, ngành công thương Hà Nội cam kết bảo đảm đủ hàng cung ứng cho thị trường, không để xảy ra khan hàng, sốt giá.
Tin liên quan
-
Hàng Việt chịu áp lực từ “sân nhà”
- VinCommerce mua Fivimart: Cơ hội cho hàng Việt
- Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam": Chỉ hiệu quả khi thực sự nhập cuộc
- Hội chợ hàng Việt TP Hà Nội 2018: Quảng bá thương hiệu hàng Việt
- Hội chợ hàng Việt TP Hà Nội: Mở kênh tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp
- Cảnh báo mã độc gián điệp tấn công các ngân hàng Việt Nam
- Tuần hàng Việt Nam - Hà Nội 2018: Đưa hàng Việt vào chuỗi bán lẻ quốc tế
28.500 tỷ đồng dự trữ hàng hóa
Sở Công Thương Hà Nội dự báo, trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, nhu cầu tiêu thụ gạo sẽ tăng từ 5 - 7% , thịt lợn 18 - 20%, thịt bò tăng 15%, thịt gà tăng 20%, rau củ quả tăng 10 - 15%... Mặc dù nhu cầu tiêu thụ tăng, tuy nhiên khả năng sản xuất của DN Thủ đô chỉ đáp ứng 50 - 65% nhu cầu tiêu thụ của Nhân dân trên địa bàn TP Hà Nội.
Người tiêu dùng mua hàng tại phiên chợ Tết do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức tại huyện Thạch Thất. Ảnh: Hoài Nam |
Để người tiêu dùng mua được hàng bảo đảm chất lượng, đúng giá, ngành công thương và các DN bán lẻ sẽ tổ chức bán hàng phục vụ Tết tại 22 trung tâm thương mại, 125 siêu thị, 454 chợ, hệ thống, trên 600 cửa hàng tiện ích, trên 50 chuỗi kinh doanh mặt hàng nông sản thực phẩm. Ngoài ra, Sở Công Thương phối hợp với DN tổ chức 350 chuyến bán hàng lưu động, 10 phiên chợ Việt tại các quận, huyện, thị xã, khu công nghiệp, khu chế xuất phục vụ nhu cầu của người dân và người lao động. “Hiện đã có 18 DN đăng ký tham gia chương trình bình ổn thị trường để đưa hàng hóa tới 10.428 điểm bán hàng phục vụ Nhân dân” - bà Trần Thị Phương Lan cho biết. Đặc biệt, thay vì sử dụng nguồn vốn ngân sách hỗ trợ cho DN bình ổn giá dịp Tết, TP Hà Nội sẽ tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn vay của 3 tổ chức tín dụng với tổng số vốn lên đến 2.700 tỷ đồng.
Dự kiến, số lượng một số mặt hàng chuẩn bị để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 gồm: Gạo 190.600 tấn, thịt lợn 44.000 tấn, thịt gà 14.600 tấn, thịt bò hơn 12.300 tấn, trứng gia cầm 256 triệu quả, rau củ hơn 254.000 tấn, thủy hải sản 11.200 tấn, nông lâm sản khô khoảng 3.500 tấn, khoảng 3.000 tấn bánh mứt kẹo, 200 triệu lít rượu, bia, nước giải khát... |
Doanh nghiệp tích cực chuẩn bị
Đến thời điểm này, nhiều DN đã có kế hoạch triển khai dự trữ hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) Vũ Thanh Sơn cho biết: Hapro lên kế hoạch dự trữ các mặt hàng thiết yếu như thịt bò, thịt lợn, trứng, thủy sản… Riêng các DN tham gia chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá sẽ dự trữ lượng gạo, bánh chưng, giò, thực phẩm chế biến, thịt lợn, hoa quả, đồ gia dụng... với trị giá ở mức cao nhất khi tham gia chương trình. Giám đốc Vùng vận hành Vinmart miền Bắc Nguyễn Ngọc Dung cho biết, ngoài số hàng hóa đang dự trữ tại hệ thống siêu thị Vinmart, đơn vị còn dự trữ tại tổng kho hàng trăm tấn hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, đồng thời tổ chức điểm bán hàng bình ổn giá. Hệ thống siêu thị Co.opmart đã chuẩn bị nguồn cung rau từ miền Nam để đảm bảo cung ứng cho thị trường Hà Nội. Thông tin từ hệ thống siêu thị Big C cho thấy, hiện, Big C đã xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa, tăng cường tìm kiếm các nhà cung cấp, trong đó chú trọng các DN Việt.
Thông tin từ các DN bán lẻ, để đảm bảo lượng hàng hóa, nhất là với những nhóm hàng thực phẩm tươi sống, rau xanh cung ứng cho thị trường trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, hiện nhiều DN đã chủ động khai thác nguồn hàng từ các tỉnh. Nhằm hỗ trợ DN đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, TP Hà Nội đã tổ chức các đoàn DN Hà Nội tham gia các hoạt động xúc tiến, tiêu thụ nông sản tại Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang, Lào Cai, Lạng Sơn… qua đó các DN đã ký kết trên 400 biên bản ghi nhớ, hợp tác, đẩy mạnh kết nối và tiêu thụ sản phẩm…
Bên cạnh sự chuẩn bị của các DN, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính Hà Nội và các ban ngành liên quan theo dõi sát diễn biến cung - cầu hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn giải quyết vướng mắc, khó khăn cho DN. “Sở Công Thương sẽ mở thêm kênh để tiếp nhận thông tin, báo cáo khu vực nào có biến động về giá bất thường để chỉ đạo điều tiết hàng hóa hỗ trợ kịp thời, tránh gây ảnh hưởng xấu đến thị trường” - Giám đốc Sở Công Thương Lê Hồng Thăng khẳng định.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Hà Nội tiêu thụ hàng triệu tấn nông sản an toàn từ 21 tỉnh, thành
Kinhtedothi - Chiều 14/12, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức Hội nghị Đánh giá kết quả chương trình phối hợp phát triển chuỗi...XEM THÊM -
Những hình ảnh đặc sắc từ Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội
Kinhtedothi – Sáng nay (14/12), thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ hội Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội ...XEM THÊM -
Khai mạc Festival Sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ nhất năm 2019
Kinhtedothi - Sáng 14/12, lễ khai mạc Festival Sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ nhất năm 2019 đã diễn...XEM THÊM -
Hà Nội công nhận 30 sản phẩm công nghiệp chủ lực
Kinhtedothi-Sáng 14/12, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức Lễ công bố, tôn vinh sản phẩm công nghiệp chủ lực và Top 10 ...XEM THÊM -
Vùng dân tộc thiểu số chiếm trên 55% tổng hộ nghèo cả nước
Kinhtedothi - Đây là thông tin được đề cập tới trong báo cáo tình hình đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DT...XEM THÊM -
Giá vàng tăng mạnh, mặc dù Mỹ - Trung đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1
Kinhtedothi – Sáng nay (14/12), giá vàng lại đảo chiều bật tăng mạnh. Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có bài...XEM THÊM
-
Khó cưỡng xu hướng thanh toán không tiền mặt
Kinhtedothi - Những năm gần đây, các nước đều rất quan tâm đến việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là thanh toán điện tử, bởi nhiều lợi ích. Với người tiêu dùng, thanh toán điện ...14-12-2019 07:36
-
Kinh tế chia sẻ - cơ hội mới cho du lịch
Kinhtedothi - Trong lĩnh vực du lịch, kinh tế chia sẻ nhằm khai thác tối ưu các nguồn lực nhàn rỗi trong nhiều lĩnh vực từ vận tải, đặt vé, khách sạn, mang lại cơ hội trải nghiệm chi phí rẻ cho ngư...14-12-2019 05:53
-
Phiên 13/12: Nhóm cổ phiếu VN30 lại gây áp lực, VN-Index xuống thấp nhất ngày
Kinhtedothi – Phiên giao dịch hôm nay, nhóm cổ phiếu VN30 lại bị phân hoá, VN30-Index đánh mất trên 4 điểm, đẩy chỉ số VN-Index xuống mức thấp nhất ngày.13-12-2019 17:06
-
BIDV hoàn tất chi trả cổ tức năm 2017, 2018
Kinhtedothi - Ngày 12/12/2019, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã hoàn thành chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2017 và 2018 cho cổ đông với tỷ lệ chi trả 14%.13-12-2019 15:07
-
Hà Nội thành lập hội đồng thẩm định chương trình khuyến nông giai đoạn 2020 - 2025
Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định Chương trình Khuyến nông TP Hà Nội giai đoạn 2020 - 2025.13-12-2019 14:08
- Hà Nội tiếp tục có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm
- Vì sao Hà Nội đang ở mức ô nhiễm cao nhất tính từ đầu năm đến nay?
- Bộ Y tế khuyến cáo người dân bảo vệ sức khỏe khi không khí ô nhiễm nghiêm trọng
- Xuất hiện tập đoàn nước ngoài muốn sửa triệt để mặt cầu Thăng Long
- Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung thăm, chúc mừng Giáng sinh Tòa Tổng giám mục
- Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải: Chuẩn bị mọi mặt để tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp
- [Video] HLV Vũ Ngọc Lợi: "Bà mẹ một con Nguyễn Thị Huyền đã vươn tầm châu lục"
- Hà Nội: Điều kiện thời tiết là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí
- Hà Nội công nhận 30 sản phẩm công nghiệp chủ lực