Đồ chơi trung thu Trung Quốc tràn ngập phố cổ Hà Nội

Bài và ảnh Thời Nguyễn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Trung Thu phóng viên đều đến với phố Hàng Mã, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội để biết được không khí đón Tết Trông Trăng của người Hà Nội như thế nào. Nhưng thật buồn, năm nay các hàng hóa phục vụ cho các em nhỏ chơi Trăng tại đây phần lớn là hàng Trung Quốc.

Hàng Trung Quốc đa dạng chủng loại
Ngay vào đầu phố Hàng Mã toàn cảnh phố vẫn tấp nập người mua – người bán như bao mua Trung Thu trước. Nhưng cái khác ở đây là hàng hóa năm nay bày bán phần lớn là đồ Trung Quốc. Cả phố chỉ thấp thoáng chỉ vài hàng bày bán đèn ông sao. Tất cả các cửa hàng kinh doanh ở đây đều bày bán hàng Trung Quốc. Nhiều người những năm trước chỉ bán hàng hóa Việt Nam thì bây giờ cũng đã xen kẽn bán đồ chơi Trung Quốc.
 Ngã ba Hàng Mã và Hàng Lược chỉ thấp thoáng mấy chiếc đèn ông sao treeo rất cao trên các kệ hàng.

 Tấp nập người mua - bán, nhưng toàn là những sản phẩm Trung Quốc.

Một người kinh doanh tại phố Hàng Mã cho biết: Mọi năm bà kinh doanh hàng Việt Nam nhiều hơn, cũng có hàng Trung Quốc nhưng năm nay chuyển phần lớn sang kinh doanh hàng Trung Quốc. Bởi vì, hàng hàng hóa của Trung Quốc đa dạng về chủng loại từ mặt nạ, trống, súng bắn nước, đèn lồng, các loại thú bằng nhựa, quần áo … Mỗi chủng loại này còn có rất nhiều kiểu dáng khác nhau. Cụ thể, mặt nạ có mặt chu bát giới, tôn ngộ không, siêu nhân, mặt cáo, mèo … có cả những mặt nạ kinh dị.
 Những bộ quần áo cổ truyền thường thấy trong những mùa Trung Thu trước phục vụ các đoàn múa lân, áo dài, nay đã thay bằng những bộ quần áo kỳ dị.

 Mặt nạ cũng kỳ dị.

Ngoài những hàng hóa để các em đi vui Trung Thu thì tại đây còn bán rất nhiều đồ chơi khác như xe ô tô đồ chơi, bộ đồ câu cá, bộ đồ nấu cơm, máy bay, tàu hỏa, xe máy, người máy, siêu nhân, ví, túi xách, ba lô … Các loại đồ chơi này đều làm bằng nhựa cứng, hoặc nhựa mềm. Nhiều loại được gắn pin có đèn nhấp nháy, di chuyển và có nhạc kèm theo …
Một người đàn ông chuyên kinh doanh đầu sư tử và trống của Việt Nam tại phố Hàng Lược cho biết, những năm trước ông không bán hàng Trung Quốc, nhưng số lượng hàng bán không được nhiều. Ông bán thêm hàng Trung Quốc để thu hút người mua.
 
 Súng bắn nước. Những đứa trẻ rất thích đồ chơi này.

Một số người kinh doanh vẫn còn yêu thích đồ chơi Việt Nam thì bán xen kẽn. Hàng nào nhiều nhất cũng số lượng hàng Việt chỉ chiếm khoảng hơn nửa một số bày bán trong cửa hàng, có hàng chỉ vẻn vẹn một góc nhỏ. Còn lại phần lớn các cửa hàng chỉ bán đồ chơi Trung Quốc.
Hàng Việt mất hút
Chia sẻ với một số người kinh doanh tại đây được biết: Những năm trước họ còn bán quần áo cổ truyền, áo dài, mặt nạ bằng giấy của Việt Nam sản xuất cho các nhóm múa hát trong dịp Trung Thu, nhưng vì số lượng bán được ít nên phải chuyển bán đồ chơi Trung Quốc đảm bảo đủ tiền thuê nhà và sinh sống.
 
 Những đứa trẻ thích mua gì chỉ cho bố mẹ mua.

Một người kinh doanh tại phố Hàng Mã chia sẻ, hàng hóa Việt Nam đơn điệu. Vào dịp Trung Thu chủ yếu chỉ có quần áo cổ truyền cho múa lân, áo dài, mặt nạ, trống, đèn ông sao và một số phụ kiện khác. Nếu chỉ bán vậy thì rất ít người đến mua, do đó phải bán thêm hàng Trung Quốc. Hàng Trung Quốc dễ bán hơn vì nó đa dạng kiểu dáng, bắt mắt, có cả điện để chơi.
Một anh kinh doanh trên phố Hàng Ngang cho biết, vì thu nhập cho gia đình và trả tiền thuê hàng quán nên bán hàng Trung Quốc đông người mua, trẻ em thích chơi vì đa dạng mẫu mã, màu sắc, hình thù. Từ chiếc đèn lồng của họ cũng có nhiều màu sắc bắt mắt, hay đèn rước để chơi trăng cũng nhiều kiểu dáng, mẫu mã.
 
 Những chiếc đèn lồng rất bắt mắt.

Ngoài những câu trả lời tương tự kể trên thì còn một nguyên nhân nữa khiến cho hàng hóa ở khu phố cổ năm nay tràn ngập hàng Trung Quốc, đó là: Một số tiển thương chia sẻ: Trước kia chúng tôi kinh doanh phần lớn là hàng đồ mã dành cho người âm. Vào những dịp này, chúng tôi lấy thêm hàng phục vụ dịp lễ thôi, nhưng bây giờ không còn kinh doanh hàng mã được nữa. Vì mấy năm nay nhà nước khuyến khích người dân không đốt nhiều vàng mã, nên gần như cả phố Hàng Mã này các cơ sở phải chuyển sang kinh doanh đồ chơi trẻ em, chỉ còn vài nhà bán đồ mã nhưng số lượng cũng không còn nhiều. Quán chúng tôi thuê rồ, ký lâu năm nếu không tìm hàng để bán thì không có tiền trả tiền nhà.
 Phố Hàng Lược.

 Những chiếc trống Việt đặt lọt thỏm trong góc quầy hàng.

Phóng viên đã đi hàng loạt các con phố khu vực phố cổ Hà Nội, từ Hàng Mã, Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Lược, Hàng Cân ... ngay cả trước cổng chợ Đồng Xuân thì hàng bán cho trẻ em cũng là đồ chơi Trung Quốc. Nhiều hàng không có còn bán đồ chơi Việt. Một số hàng thì những chiếc đèn ông sao, mặt nạ Việt Nam gần như lọt thỏm trong các quầy đồ chơi Trung Thu.
Hàng Việt giá rẻ vẫn ít người mua
Thêm một nét buồn cho đồ chơi Việt đó là giá rẻ nhưng ít người mua. Theo những người kinh doanh chia sẻ, đồ chơi của Trung Quốc rẻ cũng từ 10.000 - 15.000 đồng trở lên mới mua được 1 món đồ như chiếc trống cầm tay lắc. Đèn có dây cao su bắn lên trên. Còn lại các đồ điện thì giá thấp cũng vài chục nghìn, đến vài trăm nghìn đồng mỗi món đồ chơi. Dù thế đi chăng nữa nhưng trẻ em rất thích mua đồ Trung Quốc vì nó đẹp cả về màu sắc, kiểu dáng và có cả những hình thù kỳ lạ hấp dẫn. Nhiều món đồ còn theo kịp xu hướng của thời đại đó là rô bốt di chuyển …
 Những chiếc trông nhỏ này là hàng Trung Quốc, trẻ em thích thì người lớn vẫn mua.

 
Cháu Tuấn ở Thanh Xuân theo mẹ đi sắm đồ chơi, chia sẻ: Cháu muốn mua đồ chơi Trung Quốc vì nó có đèn nhấp nháy. Đi chơi đêm hay ngày đều được.
Chị N cho biết, bây giờ trẻ em chỉ thích đồ chơi có âm thanh, ánh sáng. Chúng đâu có phân biệt được đâu là hàng Việt hay hàng Trung Quốc. Hàng Việt vừa đơn điệu kiểu dáng mà không có sức hút bọn trẻ. Chúng thích gì mình mua cái ấy.
 Túi và ba lô cho trẻ em cũng toàn hàng Trung Quốc.

 Những chiếc đầu sư tử Việt nằm nép trong kệ hàng. Còn lại phần lớn cửa hàng là đồ Trung Quốc.

Những món đồ chơi của Việt Nam ngoài đầu sư tử, đèn ông, mặt nạ, quần áo chú tễu … dành cho các em chơi trăng thì chỉ còn những con chim, chuồn chuồn tre … làm thủ công đơn điệu không còn sức hấp dẫn với trẻ em thời công nghệ. Vì hàng ngày chúng tiếp xúc với công nghệ qua điện thoại thông minh.
 
 Những chiếc máy bay công nghệ, không chỉ di chuyển được mà các bộ phận còn gập lên, gập xuống bằng điện.

 Những món đồ chơi Việt Nam đơn điệu, rẻ tiền chỉ 5.000 đồng không có mấy trẻ em mua.

Một cụ bà bán hàng ở ngã ba Hàng Lược cho biết: Bà cũng không biết làm gì khi tuổi đã cao, bán những con thú là thủ công vừa để vui tuổi già, và thêm thu nhập gia đình. Mỗi món hàng bà bán chỉ có giá 5.000 đồng nhưng khá ít người mua.
Nhìn những sản phẩm đồ chơi Trung Quốc tràn ngập thị trường Trung Thu Việt, nếu như không có sự thay đổi trong tư duy sản xuất của người làm nghề thì có lẽ không lâu nữa làng nghề truyền thống đồ chơi của Việt Nam không chỉ mai một nữa mà sẽ mất hẳn chỗ đứng trên thị trường.