Đô thị kỷ cương du khách

Bắc Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các đô thị lớn đều là những điểm thu hút du khách trong nước và quốc tế ở gần xa.

Vì không phải tất cả các du khách đều "ngoan ngoãn và biết điều, đều có ý thức và lịch thiệp" nên ở các đô thị lớn này đều có những biện pháp chế tài du khách để trừng phạt những hàng vi của du khách trái với quy tắc ứng xử được áp dụng ở đó. Trong thời gian gần đây, các biện pháp này đều được các đô thị xiết chặt thêm về mức độ cấm cũng như phạt, cụ thể hơn và mở rộng phạm vi áp dụng hơn.

 Ảnh minh họa

Hành vi bị cấm nghe qua thì rất đơn giản và thường tình nhưng mức phạt lại rất nặng. Chẳng hạn như ở tất cả các di tích hay tượng đài tại thủ đô Roma mà leo trèo hay ngồi lên hoặc chỉ vừa ăn cái gì đó vừa chiêm ngưỡng không thôi thì mức phạt cũng đữ từ 400 đến 550 Euro. Ở thành phố nổi Venice, hai du khách người Đức mới đây bị phạt 950 Euro vì đã đun nước pha ca cao uống ờ nơi công cộng. Những hành động bị phạt nặng không kém là cho chim bồ câu ăn, cởi trần đi trong thành phố, nằm nghỉ trên các ghế công cộng.....

Ở các đô thị của Letoni, vừa đi ngang qua đường vừa dán mắt vào điện thoại di động thông minh bị phạt 12 Euro. Ở thủ đô Vilnius của đất nước này còn có một đoạn đường dài 300 mét cho phép vừa đi vừa xem điện thoại và đây cũng là nơi đầu tiên trên thế giới có biển hiệu giao thông với thông điệp cho phép vừa đi bộ vừa lướt web.

Singapore vốn rất nổi tiếng về trừng phạt những ai vi phạm quy tắc ứng xử ở nơi công cộng. Mức phạt ở nơi đây có khi còn đến mức ngồi tù 3 tháng. Ở thành phố Amsterdam của Hà Lan, uống bia rượu trên đường phố hay gây ồn ào ở nơi công cộng đều bị phạt tiền không nhỏ. Trinidad and Tobago cấm mặc quân phục nguỵ trang đi trên đường phố

Phạt tại chỗ, nộp tiền ngay và giáo huấn trực tiếp là cách thức vận hành chung ở các đô thị trên thế giới. Ở đâu cũng thấy chính quyền cho rằng chủ nhắc nhở không thì không có tác dụng mà cứ phải phạt tiền thì du khách mới tự nguyện tuân thủ quy định.