Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 29/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động. Trong đó, Nghị định quy định cụ thể việc ký quỹ của DN cho thuê lại lao động.

Theo đó, tiền ký quỹ được sử dụng để thanh toán tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bồi thường cho người lao động thuê lại trong trường hợp DN cho thuê vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại cho người lao động do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

DN cho thuê thực hiện thủ tục nộp tiền ký quỹ theo đúng quy định của ngân hàng và tuân thủ quy định của pháp luật. Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động sau khi DN cho thuê hoàn thành thủ tục ký quỹ. Trường hợp thay đổi một trong các thông tin trên giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động, gồm: Tên DN; địa chỉ trụ sở chính; số tài khoản ký quỹ thì DN cho thuê gửi văn bản đề nghị và các tài liệu chứng minh việc thay đổi thông tin tới ngân hàng nhận ký quỹ để thay đổi giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định cho phép doanh nghiệp rút tiền ký quỹ trong 5 trường hợp:

1- DN cho thuê gặp khó khăn tạm thời, không đủ khả năng thanh toán tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày đến thời hạn thanh toán;

2- DN cho thuê gặp khó khăn tạm thời, không đủ khả năng bồi thường cho người lao động thuê lại trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại cho người lao động do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đến hạn bồi thường;

3- DN không được cấp giấy phép;

4- DN cho thuê bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép;

5- DN cho thuê đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng thương mại khác.

Trích tiền ký quỹ

Nghị định cũng quy định việc trích tiền ký quỹ khi DN cho thuê không thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động cho thuê lại. Cụ thể, trích tiền ký quỹ của doanh nghiệp để thanh toán các chế độ, quyền lợi cho người lao động thuê lại trong trường hợp sau 60 ngày kể từ ngày đến thời hạn thanh toán mà DN không thực hiện thanh toán và không có văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ để thanh toán các chế độ, quyền lợi cho người lao động thuê lại.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và yêu cầu DN cho thuê báo cáo danh sách người lao động thuê lại, số tiền chưa được thanh toán, bồi thường của từng người. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, DN cho thuê phải hoàn thành việc báo cáo nêu trên. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của DN, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định việc trích tiền ký quỹ của doanh nghiệp để thực hiện chi trả theo quy định.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định trích tiền ký quỹ của DN.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh về việc trích tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện trích tiền ký quỹ của DN và trực tiếp chi trả theo phương án và danh sách theo quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giám sát việc thực hiện thanh toán, bồi thường cho người lao động thuê lại và báo cáo kết quả thực hiện về UBND cấp tỉnh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vì sao Đà Nẵng dừng 27 cuộc thanh tra? 

Vì sao Đà Nẵng dừng 27 cuộc thanh tra? 

07 May, 09:39 AM

Kinhtedothi - Trước yêu cầu nâng cao hiệu quả giám sát, đồng thời bảo đảm tính đồng bộ trong sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành quyết định điều chỉnh kế hoạch thanh tra năm 2025. Theo đó, 27 cuộc thanh tra sẽ không còn thực hiện trong năm nay để tránh trùng lặp, chồng chéo và phù hợp với lộ trình cải cách hành chính.

Quảng Ngãi kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng

Quảng Ngãi kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng

06 May, 08:09 PM

Kinhtedothi- Các sở, ngành, địa phương ở Quảng Ngãi cần triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp; kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng để đảm bảo đạt tỷ lệ tăng trưởng năm 2025 từ 8,5% trở lên.

Vĩnh Phúc: thu nhận mẫu ADN của 38 thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

Vĩnh Phúc: thu nhận mẫu ADN của 38 thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

05 May, 04:03 PM

Kinhtedothi - Ngày 5/5, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan chuyên môn đã tiến hành thu nhận mẫu ADN của 38 thân nhân của liệt sĩ thuộc trường hợp chưa xác định được danh tính trên địa bàn tỉnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ