Doanh nghiệp lúng túng trong hội nhập
Kinhtedothi - Nhiều cơ hội kinh doanh sẽ mở ra cho các DN Việt Nam trong năm nay khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối năm 2015, nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng sẽ được thực thi và ký kết.
Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội các DN vừa và nhỏ TP Hà Nội không khỏi lo ngại, với việc chưa chủ động nắm bắt các cam kết hội nhập của phần lớn DN nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam hiện nay thì không ít cơ hội sẽ bị bỏ qua.
Năm 2015 được nhìn nhận là một năm mở ra nhiều cơ hội cho các DN Việt Nam khi AEC được thành lập, nhiều FTA được thực thi. Các DNNVV Việt Nam đã có sự chuẩn bị như thế nào để đón bắt cơ hội này, thưa ông?
- Các DN đã nắm được thông tin qua các kênh truyền thông, các chương trình hội thảo, hội nghị do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các sở, ngành, UBND TP... tổ chức. Tuy nhiên, có rất ít DN hiểu và nắm rõ các cam kết hội nhập, đa phần các DN còn lúng túng chưa có phương án, giải pháp để nắm bắt các cơ hội từ các FTA và AEC.
Có 4 nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Một là, hiện đang là thời điểm các DN lo tái cơ cấu để ổn định nên chưa thực sự quan tâm tới việc mở rộng tham gia vào các cộng đồng kinh tế, các thị trường mới nổi nên chưa có sự chuẩn bị chu đáo. Hai là, DN vẫn còn đang gặp khó khăn về vốn, họ đang tập trung xử lý các vấn đề nợ xấu. Ba là, các DN trong nước đang rất quan ngại việc các DN nước ngoài có nguồn vốn rẻ, có tiềm lực tài chính lớn thâu tóm, sáp nhập. Năm 2014 và đầu năm 2015, các DN này đã vào Việt Nam và gây ra làn sóng mua bán, sáp nhập (M&A) khiến các DN Việt Nam lo ngại. Bốn là, vì nhận thấy thị trường sân nhà chưa đứng vững nên DN trong nước chưa dám mạnh dạn tiến ra thị trường bên ngoài. Đây là những nguyên nhân khiến DN Việt Nam, đặc biệt là DNNVV chưa quan tâm tới những cơ hội do các FTA và AEC mang lại.
Ông có thể chỉ ra những điểm yếu của DNNVV hiện nay là gì và ảnh hưởng như thế nào đến khả năng hội nhập của DN?
- Một là về nhân sự, chúng ta cần đội ngũ nhân sự có thể bán hàng ra nước ngoài, phải có kỹ năng, trình độ ngoại ngữ, văn hóa để hiểu rõ người tiêu dùng ở nước sở tại. Tuy nhiên, hiện nay, DN Việt Nam mới chủ yếu bán hàng nội địa, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập. Hai là, các DN đang phải chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt trên thị trường trong nước, không ít DN đã bị lép vế. Ba là, công nghệ sản xuất của DN còn yếu và thiếu, mẫu mã, chất lượng chưa cao, chúng ta chỉ làm thô, chưa làm tinh nên giá trị gia tăng của sản phẩm không cao. Bốn là, các DN vẫn chủ yếu bán hàng thông qua kênh thương mại, sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải qua 4 - 5 khâu, vì thế sản phẩm bán được 10 đồng thì chỉ thu về được 4 - 5 đồng.
Theo đánh giá của ông, những sản phẩm nào có thể tạm yên tâm khi hội nhập ASEAN?
- Theo tôi, hàng nông sản như gạo, cà phê…, thủy sản như cá, và dệt may là những mặt hàng có thể cạnh tranh tốt. Riêng dệt may ở Hà Nội là ngành có nhiều DN mạnh như Dệt kim Đông Xuân, May 10… Một số lĩnh vực sản xuất dầu ăn, bánh kẹo… cũng tăng trưởng khá ổn định, nhiều sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá tốt.
Trước thực tế đó, Hiệp hội làm gì để cải thiện năng lực cạnh tranh của DNNVV?
- Hiệp hội đóng vai trò hỗ trợ chứ không làm thay DN. Số lượng DN hội viên hiện nay tương đối đông, vì thế Hiệp hội sẽ làm điểm, chọn ra một số DN có đủ năng lực và tiềm năng để hỗ trợ vốn, thị trường, thủ tục... Hiện, Hiệp hội đã ký kết hợp tác với 11 trung tâm hỗ trợ DNNVV của Hà Nội để sẵn sàng giúp đỡ DN. Trước mắt sẽ hỗ trợ những DN trong lĩnh vực dệt may, nông sản, lương thực – thực phẩm, cà phê, dụng cụ gia dụng, những DN sản xuất sản phẩm chủ lực Thủ đô…
Có rất nhiều DNNVV hiện nay muốn vay vốn để đầu tư đổi mới công nghệ. Thông qua Hiệp hội đã DN nào được hưởng vốn ưu đãi cho đầu tư công nghệ chưa?
- Các ngân hàng là hội viên của Hiệp hội như Vietcombank, SHB, TP Bank, Agribank... đều có nguồn vốn dành cho những DN đầu tư công nghệ. Đã có nhiều DN được vay vốn từ các ngân hàng này. Các DN lấy chính dây chuyền công nghệ làm tài sản bảo đảm thay vì dùng bất động sản. Phương thức hỗ trợ này đã được triển khai trên cơ sở mỗi ngân hàng đưa thông tin về nguồn vốn cho Hiệp hội. Hiệp hội có trách nhiệm làm cầu nối, giới thiệu DN cho các ngân hàng. Chúng tôi đã triển khai từ năm 2013 và đến nay đã có hơn 40 DN được vay với tổng trị giá vốn vay là hơn 600 tỷ đồng, lãi suất cho vay ưu đãi khoảng 7 - 8%, thậm chí thấp hơn với DN có phương án kinh doanh tốt. Một số DN như Công ty Hà Yến, Công ty 22, Công ty Xuất nhập khẩu thực phẩm Việt Nam... đã thành công nhờ tiếp cận được các nguồn vốn trên.
Xin cảm ơn ông!
![]() |
![]() Sản xuất linh kiện tại Công ty CP Kim khí Thăng Long. Ảnh: Hoài Nam
|
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
-
EVN nỗ lực đảm bảo điện phục vụ Đại hội Đảng
Kinhtedothi - Tăng dự phòng công suất quay so với thường ngày, đồng thời giảm truyền tải trên đường dây 500kV theo đú...XEM THÊM -
Ông Nguyễn Hoàng tái đắc cử Chủ tịch HANSIBA
Kinhtedothi - Ngày 26/1, tại Đại hội lần thứ II (nhiệm kỳ 2020 - 2025) Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ...XEM THÊM -
10 dấu ấn nổi bật trong hoạt động của VietinBank năm 2020
Kinhtedothi - Thứ nhất, khẳng định và phát huy tốt vai trò là ngân hàng chủ lực, trụ cột của hệ thống kinh tế, tiên p...XEM THÊM -
Doanh thu Apple quý IV/2020 dự kiến đạt hơn 102 tỷ USD
Kinhtedothi - Thông qua Yahoo Finance, các nhà phân tích dự đoán doanh thu quý IV/2020 của Apple dự kiến đạt hơn 102 ...XEM THÊM -
Tập đoàn BRG được vinh danh nhiều giải thưởng tại Global Golf Awards 2020
Kinhtedothi - Chủ tịch Tập đoàn BRG Madame Nguyễn Thị Nga được vinh danh 5 năm liên tiếp là “Người có tầm ảnh hưởng n...XEM THÊM -
Tập đoàn BRG: Nhìn từ hợp tác toàn cầu đến biểu tượng sống thịnh vượng
Kinhtedothi - Trong hơn 30 năm qua, Tập đoàn BRG đã kiến tạo nên những sản phẩm mang tầm vóc quốc tế bằng sự kết hợp ...XEM THÊM
-
SeABank ký kết hợp tác với 4 đối tác chiến lược hướng tới phát triển bền vững
Kinhtedothi - Ngày 24/1/2021 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã ký kết hợp tác chiến lược với 4 đối tác lớn trong các lĩnh vực tư vấn chiến lược nhân sự, phát triển năng lực lãnh đạ...26-01-2021 09:26
-
FPT đạt doanh thu hơn 29.800 tỷ đồng trong năm 2020
Kinhtedothi - Năm 2020, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT đạt lần lượt 29.830 tỷ đồng và 5.261 tỷ đồng, tăng 7,6% và 12,8% so với cùng kỳ.25-01-2021 17:03
-
Vietcombank - Ngân hàng được quản trị tốt nhất trong ứng phó với đại dịch Covid-19
Kinhtedothi - Danh hiệu "Ngân hàng được quản trị tốt nhất trong đại dịch Covid-19" dành cho Vietcombank và danh hiệu "Lãnh đạo xuất sắc trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19 tại Việt Nam" dành c...25-01-2021 14:25
-
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá cao những chính sách của Vinamilk dành cho người lao động
Kinhtedothi - Trong những ngày giáp Tết Tân Sửu, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng đoàn công tác của Văn phòng Chủ tịch nước đã đến thăm hỏi tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ ph...25-01-2021 12:20
-
CMS cùng các hãng công nghệ lớn xây dựng môi trường làm việc số
Kinhtedothi - Phối hợp cùng hãng Samsung và Logitech chính thức ra mắt giải pháp Hội nghị thông minh CMS Smart Meeting Solution, Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ CMC (Công ty CMS) sẽ giúp các tổ ch...24-01-2021 07:00
- Thủ tướng yêu cầu: Kiểm soát lạm phát năm 2021 một cách thận trọng, linh hoạt, chủ động
- Hình ảnh các đại biểu thảo luận Văn kiện Đại hội XIII tại hội trường
- Thông cáo báo chí về ngày làm việc chính thức thứ hai tại Đại hội XIII của Đảng
- Nhà hàng Thủy Tạ: Sợi dây gắn kết người Hà Nội nay với nét thanh lịch Hà Thành
- Chất lượng không khí Hà Nội ngày 27/1: Đã có sự cải thiện
- Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường: Giai cấp công nhân “áo xanh” thế hệ 4.0 là nguồn lực vô giá
- Bắc Bộ đón không khí lạnh, Hà Nội giảm 10 độ C
- Hải Dương: Nữ công nhân dương tính SARS-CoV-2 khi đến Nhật Bản
- Đoàn đại biểu TP Hà Nội nhất trí cao với các bài học kinh nghiệm, giải pháp, tầm nhìn chiến lược trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng