"Trong giai đoạn hiện nay, những người hành nghề môi giới BĐS cần phải tăng cường hoàn thiện kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng nghề nghiệp, nâng cao giá trị bản thân. Bởi vì ngoài việc sử dụng các kênh bán hàng, việc tiếp thị bán hàng bằng chính uy tín của cá nhân là rất quan trọng, khách hàng sẽ mua sản phẩm dựa vào uy tín và sự tin tưởng vào người môi giới." - Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính "Giới thiệu sản phẩm thông qua hình thức online và quảng cáo trực tuyến chi phí cao hơn rất nhiều so với việc sử dụng telesale nhưng không phải DN hay môi giới nào cũng có thể sử dụng kênh này để bán hàng. Tuy nhiên, nếu như DN và môi giới xây dựng cho mình một thương hiệu uy tín thì đó cũng là một kênh bán hiệu quả, khi đó những khách hàng thực sự có nhu cầu sẽ tự tìm đến." - Chuyên gia nghiên cứu thị trường BĐS Vũ Quang Vinh |
Doanh nghiệp môi giới bất động sản: Xây dựng thương hiệu để thích ứng
Kinhtedothi - Từ ngày 1/10, Nghị định số 91/2020/NĐ-CP của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác chính thức có hiệu lực.
Nhiều quy định mới được kỳ vọng sẽ “quét” sạch tin nhắn rác, cuộc gọi rác để bảo đảm quyền lợi cho khách hàng, làm lành mạnh môi trường mạng. Theo nhiều chuyên gia, môi giới bất động sản (BĐS) cần thay đổi để thích ứng với tình hình mới.
Môi giới bất động sản... loay hoayBắt đầu từ ngày 1/10, Nghị định 91/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, trong đó nêu rõ các quy định về việc quảng cáo qua tin nhắn, thư điện tử và gọi điện thoại. Tùy theo hành vi, người vi phạm gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo trái quy định có thể bị xử phạt từ 5 - 100 triệu đồng, thậm chí bị buộc thu hồi số điện thoại vi phạm.
Tổng Giám đốc Công ty BĐS Đông Dương Land Lò Thị Dung cho biết, online và offline là kênh bán hàng chủ đạo của tất cả các ngành nghề, đặc biệt là BĐS. Nhưng riêng đối với lĩnh vực BĐS, việc tiếp thị sản phẩm, nguồn khách hàng chủ yếu dựa vào kênh telesales và tín nhắn thương hiệu. “Vì vậy, khi Nghị định 91/NĐ-CP có hiệu lực đang tạo ra những áp lực đối với DN cùng với những người làm môi giới BĐS, gần như làm triệt tiêu kênh bán hàng tốt nhất của những người làm trong lĩnh vực này. Hiện DN đang phải loay hoay đi tìm kênh bán hàng mới” – bà Lò Thị Dung chia sẻ.Cùng chung quan điểm, Giám đốc sàn BĐS Minh Khuê Lê Thanh Tuấn cho biết, gọi điện gửi tin nhắn quảng cáo là một kênh bán hàng truyền thống khá hiệu quả, đặc biệt là đối với những khách hàng có nhu cầu nhưng ngược lại đối với những người không có nhu cầu thì đây lại được xem là sự phiền toái, khó chịu. “Trên thực tế, nếu cấm tiếp thị thông qua gọi điện hay gửi tin nhắn thì các ngành nghề sẽ tìm cho mình một kênh bán hàng mới, với sự phát triển của công nghệ như hiện nay thì điều đó là không khó. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng, mất đi kênh telesale thì người làm nghề cũng mất đi một cơ hội để bán hàng” – ông Lê Thanh Tuấn cho hay.Xây dựng thương hiệu cá nhânAnh Nguyễn Công Hậu – một người làm môi giới BĐS cho biết, với kinh nghiệm làm việc lâu năm để phục vụ cho việc bán hàng anh đã sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau bao gồm cả online, offline và telesale. “Hiện nay, với số lượng người dùng smartphone chiếm tới 60 – 70% dân số Việt Nam nên việc tìm kiếm một kênh bán hàng mới để có thể tiếp cận được với khách hàng không phải là vấn đề quá phức tạp. Đặc biệt là nhóm khách hàng lớn tuổi thì việc tiếp thị bằng cách gặp trực tiếp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn” – anh Nguyễn Công Hậu chia sẻ.Theo đánh giá, Nghị định 91 có hiệu lực sẽ tạo điều kiện ra đời các ứng dụng quảng cáo bán hàng mới, giúp thị trường tạo ra nhiều kênh bán hàng đa dạng, khắc phục nhược điểm vốn có của hình thức quảng cáo bán hàng truyền thống. Nhiều nhà đầu tư BĐS chuyên nghiệp cho rằng, những quảng cáo trực tuyến sẽ thực sự hữu ích, nhiều DN BĐS lớn còn sử dụng kênh thương mại điện tử để thực hiện bán hàng online nhưng thực tế để thích nghi được là việc không đơn giản.Tổng Giám đốc Gamuda Land Việt Nam Tan Khai Lock cho biết, từ năm 2019, trước tình hình thị trường chuyển biến khó khăn, DN đã chuyển sang kinh doanh những sản phẩm gắn với nhu cầu thực của người dân nên hoạt động kinh doanh tương đối ổn định. “Tuy nhiên, khi xảy ra dịch Covid-19 nhiều hoạt động tiếp thị trực tiếp không hoạt động, trong thời gian này DN chủ yếu tập trung vào việc bán hàng online như nhiều DN khác. Nhưng việc thay đổi công nghệ bán hàng cũng cần thời gian để khách hàng thích ứng nên cũng chưa thực sự hiệu quả, doanh thu rất thấp” – ông Tan Khai Lock cho hay.Đồng quan điểm, Tổng Giám đốc Hải Phát Land Vũ Kim Giang cho biết, trên thị trường hiện nay có rất nhiều kênh tiếp thị bán hàng, đặc biệt từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, thương mại điện tử đã được nhiều DN sử dụng để duy trì hoạt động và doanh thu. “Nhưng BĐS là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt, muốn đạt hiệu quả tốt trong bán hàng thì cần phải sử dụng đồng thời nhiều kênh khác nhau, kênh online mang tính giới thiệu, còn để bán được một sản phẩm BĐS bằng online là việc rất khó” - ông Vũ Kim Giang nhìn nhận.Ở khía cạnh khác, Tổng Giám đốc Công ty BĐS Đông Dương Land Lò Thị Dung cho biết, trước thời điểm Nghị định 91 được đưa vào thực thi đã xuất hiện những đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý quỹ khách hàng, phân chia theo từng nhóm, gồm: Khách hàng thân thiết, khách có nhu cầu đầu tư hay khách có nhu cầu mua thực sự...
“Dựa vào tệp data như vậy, DN sẽ lên phương án quản lý và giải pháp sử dụng lâu dài, xây dựng kế hoạch chào mời bằng tin nhắn được xác thực và sau khi được sự đồng ý của khách hàng thì DN mới đẩy thông tin tiếp thị nhưng giải pháp này cũng không khả quan lắm. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị cơ quan quản lý cần phải có sự phân loại rõ ràng, như thế nào được coi là tin nhắn, cuộc gọi rác? Thực tế đối với những khách hàng có nhu cầu, việc nhận được thông tin như vậy rất hữu ích đối với họ” – bà Lò Thị Dung cho biết thêm.