Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp Việt - Đức kết nối giao thương

Khắc Kiên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 26/11, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (Hanoisme), Viện nghiên cứu ứng dụng xây dựng (IBA), Hiệp hội Doanh nghiệp chế tạo máy CHLB Đức (VDMA) tổ chức hội thảo, giới thiệu các công nghệ mới trong lĩnh vực xây dựng.

Quang cảnh hội thảo.
Tại hội thảo, các chuyên gia Đức đã giới thiệu những công nghệ sàng tiên tiến và các giải pháp gia công phù hợp cho khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; các công nghệ không cân bằng, công nghệ rung, sấy khô trước khi sàng lọc, công nghệ nghiền con lăn trục đứng tiên tiến nhất có 6 trục cán và 6 mô đun truyền động... hiện đang được áp dụng với thiết kế giải pháp riêng phù hợp với từng khách hàng.
Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hanoisme Mạc Quốc Anh, hiện Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu 3 - 5 tỷ USD thiết bị là tiềm năng lớn với các DN nước ngoài. Hiệp hội DN chế tạo máy CHLB Đức là một trong số tổ chức ảnh hưởng lớn nhất tới ngành công nghiệp, với 200 DN nhỏ và vừa là thành viên hàng đầu về xi măng, hoá chất. Có những nhà máy hiện đại, với công nghệ hiện đại của Đức có thể áp dụng ở Việt Nam để các DN nâng cấp hoạt động của mình.
Có được điều đó, Hiệp hội DN chế tạo máy CHLB Đức thường xuyên kết hợp chặt chẽ với các Viện nghiên cứu để trao đổi những kinh nghiệm, kết quả thực tế để đưa vào trong sản phẩm xây dựng của Đức. Sự hợp tác, kết nối giữa DN hai nước là cầu nối đưa trang thiết bị công nghệ tiên tiến của Đức sang Việt Nam khi các nhà thầu Đức đang đầu tư vào lĩnh vực này. Đó cũng là cơ hội để DN Việt Nam tiệm cận với nền công nghệ hiện đại, giúp nâng cao năng lực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.