Chưa chú trọng truyền thông
Nếu như những năm trước, sức mua các mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc khá cao thì hiện nay nhiều NTD đang có xu hướng hạn chế không sử dụng hàng hóa không rõ xuất xứ, đặc biệt là hàng Trung Quốc. Song, một nghịch lý đáng buồn là khi NTD tìm mua hàng hóa tốt do trong nước sản xuất lại thiếu thông tin. Điều này khiến nhiều người không biết đến thương hiệu sản phẩm. Bà Nguyễn Thu Trang, phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng) chia sẻ: "Đầu tháng 3 vừa qua, nhờ có “Tuần lễ giới thiệu Nông sản tiêu biểu Cần Thơ tại Hà Nội" do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch tổ chức, tôi mới biết loại vú sữa ngon nhất phải là vú sữa Lò Rèn (Cần Thơ)".
Mặc dù khẳng định tuyên truyền hàng Việt tới NTD là một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả CVĐ, tuy nhiên Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Long Biên Phan Thị Thu Hằng cho biết, vẫn còn nhiều DN chưa chú trọng tới công tác này. Theo Phó trưởng Ban Chỉ đạo CVĐ TP Hà Nội Lê Thị Kim Oanh, bên cạnh việc một số DN chưa quan tâm tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm, một số quận, huyện trong quá trình truyền thông về CVĐ chỉ mang tính phong trào, đối phó làm chiếu lệ nên tác động và sức lan tỏa không đạt kết quả như mong muốn. Nhiều nơi, công tác tuyên truyền chưa sâu rộng nên một số người dân nhầm lẫn về các chương trình hội chợ hàng Việt Nam với chương trình hội chợ thương mại (có cả hàng nội và hàng ngoại) dẫn đến thắc mắc tại sao hội chợ hàng Việt lại có cả hàng Thái Lan, Trung Quốc.
Kết quả cuộc điều tra dư luận xã hội về CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do MTTQ TP Hà Nội vừa thực hiện cho thấy, hiện chỉ có 41,2% NTD biết đến thông tin về CVĐ, vì vậy hàng Việt chưa tạo được sức mua trong các phiên chợ hàng Việt. Gỡ khó, cách nào?Theo Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội Nguyễn Thị Hải Thanh, muốn hình thành văn hóa tiêu dùng hàng Việt trong cộng đồng dân cư, trước hết các DN sản xuất phải liên tục cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở nắm bắt tâm lý, thị hiếu của NTD để đưa ra những sản phẩm phù hợp với từng phân khúc thị trường. Nhưng quan trọng hơn cả, UBND các cấp cần đẩy mạnh phối hợp với DN trong việc tuyên truyền, hoạt động này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Đồng tình với ý kiến của DN, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho rằng, Ban chỉ đạo CVĐ các quận, huyện cần đẩy mạnh tuyên truyền tới cán bộ, công nhân viên chức, Nhân dân thông qua các hệ thống mua sắm trên địa bàn. Đồng thời tuyên truyền cho các DN, cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp sử dụng sản phẩm của nhau; kết nối cung cầu cho các DN, cơ sở sản xuất với siêu thị, trung tâm thương mại…Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh đề nghị: Thời gian tới, cùng với đổi mới công tác tuyên truyền theo hướng tôn vinh hàng Việt Nam chất lượng cao cũng cần tạo ý thức tẩy chay hàng giả, gian lận thương mại… cho mỗi NTD, từ đó nâng cao chất lượng CVĐ.Trong quá trình tuyên truyền, chính quyền cơ sở, DN cần tập trung truyền thông tới giới trẻ, người có thu nhập thấp, đồng thời tuyên truyền rộng rãi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD tới người dân.
"Trong thời gian tới, các sở, ngành, cơ quan báo chí đẩy mạnh hỗ trợ DN quảng bá sản phẩm tới người dân; khảo sát ý kiến của NTD, qua đó giúp DN xây dựng chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh. Chính quyền cơ sở đổi mới cách tuyên truyền theo chiều sâu, tập trung đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về CVĐ gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ của TP. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền tổng thể, lâu dài, đổi mới cả về thời lượng, nội dung, hình thức theo hướng trọng tâm, trọng điểm, theo chuyên đề; tập trung tuyên truyền sâu hơn tới giới trẻ, nông dân...” - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản |