Độc đáo trò chơi Đẩy gậy của bà con dân tộc huyện Ba Vì
Kinhtedothi - Đến các xã miền núi của huyện Ba Vì vào dịp đầu xuân, du khách sẽ được xem và tham gia các trò chơi dân tộc như ném còn, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ…của bà con dân tộc nơi đây. Trong đó, cuốn hút, vui nhộn và độc đáo chính là trò đẩy gậy.
Đẩy gậy vừa là trò chơi dân gian, vừa là môn thể thao truyền thống, thường được tổ chức vào dịp đầu Xuân, trong những ngày Tết, dịp lễ hội, các ngày hội văn hóa, thể thao. Môn thể thao này đã góp phần đẩy mạnh phong trào TDTT, làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào nơi đây.

Đặc biệt, ở các xã miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì môn thể thao này được phát triển mạnh hơn. Trò chơi được thế hệ đi trước truyền dạy kinh nghiệm và kỹ thuật thi đấu cho các thế hệ sau, để từ đó phát huy môn thể thao truyền thống của dân tộc mình và đội ngũ kế thừa ở đây ngày càng đông đảo.
Không chỉ những thanh niên cường tráng, khỏe mạnh tìm đến môn thể thao này, mà những người lớn tuổi, người già cũng háo hức tham gia. Những ai không đủ khả năng thi đấu thì làm cổ động viên, cổ vũ hết mình để tăng thêm tinh thần cho những vận động viên khi có các trận đấu.
Để tổ chức thi đấu môn đẩy gậy cần có gậy thi đấu làm bằng tre già (tre đực) thẳng, hay những thanh gỗ tốt có chiều dài 2m, đường kính từ 4 - 5cm, được sơn 2 màu đỏ và trắng (mỗi màu 1m). Đầu và thân gậy phải được bào nhẵn và có đường kính bằng nhau. Vị trí thi đấu được vẽ một vòng tròn có đường kính 5m vạch giới hạn rộng 5cm nằm trong phạm vi của sân có màu trắng hoặc khác với màu nền sân là trận thi đấu có thể diễn ra.
Sau khi các VĐV đã hoàn tất thủ tục chuẩn bị thi đấu, trọng tài chính hô khẩu lệnh "cầm gậy" các VĐV mới được phép cầm gậy. Trọng tài chính một tay cầm giữa gậy, khi các VĐV đã ở tư thế sắn sàng sẽ hô dự lệnh "chuẩn bị", sau đó thổi một hồi còi phát lệnh cho hiệp đấu bắt đầu, đồng thời buông tay cầm gậy ra.
Theo quy định luật chơi, bên nào chân chạm vào vạch hoặc bị đẩy ra khỏi vòng tròn trước là thua cuộc. Mỗi trận thi đấu đẩy gậy thường diễn ra trong 2 - 3 hiệp. Kết thúc trận đấu, trọng tài chính và 2 VĐV mặt hướng về Ban tổ chức trọng tài chính hai tay cầm tay 2 VĐV, giơ tay VĐV thắng cuộc lên cao, sau đó các VĐV rời sân.
Đẩy gậy là môn thi cần đến sức khỏe và sự khéo léo của VĐV. Tuy cần nhiều sức mạnh, nhưng để thắng được đối thủ, người chơi cũng cần có kỹ, chiến thuật, sự khéo léo, dẻo dai và tâm lý ổn định. Đã có không ít anh chàng "thấp bé nhẹ cân" mà lại thắng được nhiều đối thủ "to con" hơn mình. Người chơi "cao thủ" là người luôn giữ được bình tĩnh, ghìm đầu gậy bên phần mình xuống và đẩy đầu gậy của đối phương lên cao để tạo đà cho mình có cơ hội thắng đối phương. Có những cuộc đẩy gậy giữa những "cao thủ" ngang tài, ngang sức, giằng co không phân thắng bại. Lại có những cặp chỉ ngay sau cái phất tay của trọng tài, đấu thủ đã bay vèo ra khỏi vòng, khiến người xem càng cảm thấy thích thú.
Không chỉ những người trực tiếp tham gia thi đấu mà ngay chính khán giả cũng có những diễn biến tâm trạng theo từng hiệp đấu. Đó là lúc thì xuýt xoa tiếc rẻ, lúc lại reo lên sảng khoái, xen lẫn tiếng trống khi dồn dập, lúc khoan thai đã làm cho không khí một cuộc thi đẩy gậy vô cùng sôi nổi, cuốn hút... góp vui cho ngày hội. Sau cuộc đấu, các đối thủ lại khoác tay, cùng nâng chén rượu, tấm tắc khen tài nhau trên tinh thần thượng võ nhiều khi nhờ đó mà có thêm bạn.
Hiện nay, không chỉ dừng lại ở trò chơi, đẩy gậy đã được đưa vào thi đấu mang tính chuyên nghiệp trong các cuộc thi thể thao. Là một môn thể thao dân tộc được phát triển rộng rãi trong thời gian gần đây, đẩy gậy chính thức là một trong 40 môn thể thao nằm trong hệ thống thi đấu và tổ chức của Đại hội TDTT toàn quốc hàng năm, đánh dấu một bước ngoặt phát triển cho môn thể thao dân tộc này.
Để duy trì và phát triển phong trào đẩy gậy, ngành TDTT huyện Ba Vì đã bước đầu đưa môn đẩy gậy vào hệ thống các môn thi đấu thể thao thành tích cao. Hàng năm, huyện Ba Vì đều có đội tuyển tham gia thi đấu giải do thành phố tổ chức và giành được nhiều giải cao. Cùng với đó, mỗi năm 1 lần vào dịp đầu năm, khi khai hội Tản Viên Sơn Thánh, giải thể thao các dân tộc thiểu số lại được tổ chức, trong đó đẩy gậy là môn chủ lực trong chương trình thi đấu. Trên địa bàn huyện Ba Vì các xã mạnh về môn thể thao này phải kể đến là Khánh Thượng và Minh Quang. Đó cũng là một dấu mốc mới trong công tác bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hoá, thể thao, tạo tiền đề cho môn thể thao này phát triển nhanh hơn, xa hơn.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
-
Man City tiến sát tới chức vô địch Ngoại hạng Anh
Kinhtedothi-13 phút cuối của trận đấu Man City ghi liền 3 bàn thắng đánh bại Wolves với tỉ số 4-1 ở trận đấu thuộc vò...XEM THÊM -
HLV Park Hang-seo lên kế hoạch cho ĐTQG tại vòng loại World Cup 2022
Kinhtedothi - Chia sẻ trong buổi làm việc đầu tiên sau khi hết thời gian cách ly, HLV Park Hang-seo thừa nhận những k...XEM THÊM -
MU gây thất vọng nhất trong Big Six
Kinhtedothi-Nhóm Big Six của Premier League gồm Liverpool, Man City, Chelsea, Arsenal,Tottenham, MU. Qua 7 trận đấu, ...XEM THÊM
- 56 trường hợp đi cùng trên chuyến bay VN 1188 cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2
- Hà Nội: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán ma túy ở Thanh Oai
- 100 cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư sẽ được tiêm vaccine Covid-19 vào sáng 8/3
- Tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 trong trường phổ thông: Khi hiểu sâu về một ngôn ngữ sẽ thuận lợi hơn
- Liên quan vụ việc sàm sỡ phụ nữ người nước ngoài: Cần thiết xử lý nghiêm minh
- Ngày 8/3, ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh tiếp tục hầu tòa
- Thêm 3 ca mắc mới Covid-19, trong đó, 1 ca trong cộng đồng tại Hải Dương
- Danh sách các đơn vị được phân bổ vaccine Covid-19 đợt 1
- Truy tìm công dân Việt Nam trốn cách ly ở Campuchia nhập cảnh trái phép về Việt Nam