Đối đầu Thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam không được hưởng lợi

YÊN NỘI
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cuộc đối đầu Thương mại Mỹ - Trung đang diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu kết thúc, cũng trong cuộc đối đầu này nhiều chuyên gia kinh tế đã phân tích rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ không được hưởng lợi gì trong cả dài hạn lẫn ngắn hạn.

Trong bối cảnh nền kinh tế 6 tháng đầu năm chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng thương mại và đầu tư có dấu hiệu chậm lại.
Ngày 18/7 tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi Tọa đàm “Đối đầu Thương mại Mỹ - Trung và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU”. Tại diễn đàn này có các diễn giả uy tín về lĩnh vực kinh tế, quan hệ quốc tế, quản lý nhà nước, đàm phán thương mại tham gia thảo luận và đưa ra các ý kiến nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận toàn diện và kịp thời đối với diễn biến mau lẹ và sâu sắc của cạnh tranh chiến lược và tranh chấp thương mại mỹ Trung.
Tác động đến hoạt động Thương mại
Bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc TT WTO và hội nhập, Phó Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết. Về lĩnh vực thương mại, theo tính toán của Hội Thống kê Hoa kỳ và cục Hải quan Trung Quốc thấy rằng nếu,  trong cuộc đối đầu Thương mại Mỹ - Trung đang xảy ra so với phần trăm GDP thì Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất.
Theo đó, hàng hóa của Việt Nam sẽ thay thế hàng hóa của Trung Quốc khi bị Mỹ bị áp thuế. Danh sách hàng hóa của Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế như máy móc thiết bị, các mặt hàng nông sản, đồ uống, đồ nhựa, đồ gỗ và một số thiết bị máy móc công nghiệp và hàng điện tử.
 Bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc TT WTO và hội nhập, Phó Trưởng ban Pháp chế VCCI .
Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm tốc độ tăng trường xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tăng rất nhanh lên 36% vào trở thành nước đứng thứ 8 xuất khẩu vào Hoa Kỳ, đặc biệt Việt Nam đứng thứ 5 trong top các nước có thặng dư thương mại lớn nhất với Hoa Kỳ nửa đầu năm 2019.
Đối với mối quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, thông qua số liệu thống kê 6 tháng đầu 2019 của Hoa Kỳ, nhóm hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ lớn nhất là điện thoại và linh kiện tăng 91,7%; điện tử và máy tính tăng 71,6%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng máy móc tăng 54,4%; gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 35%. Rõ ràng những sản phẩm này không phải là những dòng sản phẩm mà Mỹ áp thuế với Trung Quốc.
 Tình hình xuất khẩu 6 tháng đầu năm vào thị trường Hoa Kỳ.
Nếu so sánh tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam ra với thế giới so với Mỹ lại có sự bất thường, vì tăng trưởng vào thị trường Mỹ lại sút giảm ở những thị trường khác. Cùng với đó số liệu của Tổng cục Thống kê thì tăng trưởng sản lượng sản xuất trong nước hầu như không đáng kể. Như vậy nếu xét toàn bộ nền kinh tế thì cuộc đối đầu  thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đối với thương mại Việt Nam không được hưởng lợi gì.
Đối Trung Quốc, theo đánh gia của các chuyên gia thì Việt Nam cũng được hưởng lợi. Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu vào Trung Quốc của Việt Nam tụt giảm một cách nghiêm trọng, đặc biệt là những sản phẩm trước đó chúng ta nghĩ rằng là những mặt hàng chúng ta nghĩ rằng có thể thay thế hàng hóa của Mỹ.
Theo đó, 6 tháng đầu năm xuất khẩu vào Trung Quốc giảm 1,4% so với cùng kỳ, trước khi cuộc đối đầu Thương mại Mỹ - Trung diễn ra, trong năm 2018 và  2017 Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 30%. Đặc biệt, trong thời gian qua mặt hàng nông sản xuất khẩu vào Trung Quốc giảm 9,7%, thủy sản giảm 3,9%.
Trong khi đó kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc vào nước ta lại tăng trưởng rất lớn, nhất là các mặt hàng mà chúng ta xuất khẩu rất mạnh sang thị trường Mỹ như  sản phẩm máy tính linh kiện điện tử tăng 80,8%. Điều này cho thấy, Việt Nam không những không xuất khẩu được vào Trung Quốc mà chúng ta lại nhập khẩu và thâm hụt thương mại rất lớn từ Trung Quốc.
Bên cạnh đó, đối với các thị trường khác như EU, ASEAN, Nhật Bản… trong 5 tháng đầu năm đều sụt giảm so với cùng kỳ 2018 và 2017. Nguyên nhân chính là hàng hóa của Việt Nam đang bị hàng hóa của Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt, do hàng hóa Trung Quốc khi không xuất được vào thị trường Mỹ nêm tập trung đẩy mạnh sang các thị trường khác.
Tác động đối với vốn đầu tư
Cũng theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, khi cuộc đối đầu thương mại Mỹ - Trung bắt đầu diễn ra nhiều người suy đoán rằng vốn đầu tư từ Trung Quốc sẽ dịch chuyển sang Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua vồn đầu tư đang tăng mạnh trở lại tại quốc gia này. Bên cạnh đó, vốn đầu tư có chuyển dịch chuyển dịch khỏi trung Quốc nhưng lại sang các nước khác.
Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, bà Trang cho rằng do Trung Quốc đã áp dụng chính sách ổn định đồng Nhân Dân tệ, nên các nhà đầu tư tiếp tục yên tâm đầu tư tại đây. Cùng với đó, vốn đầu tư có dịch chuyển từ Trung Quốc sang các nước khác là do những quốc gia này có những ưu thế về một số lĩnh vực hơn Việt Nam.
 Tình hình dịch tăng trưởng vốn đầu tư  của các quốc gia treong 6 tháng đầu năm 2019.
Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giảm 9,2%, chỉ có vốn đầu tư từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Samoa là tăng. Cụ thể vốn đầu từ Trung Quốc tăng 174,1%, từ Hồng Kông 355,2%, từ Đài Loan 146,1% và Samoa115,7% . Còn lại FDI từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác đều giảm.
Như vậy, có thể nói trong cuộc đối đầu Thương mại Mỹ - Trung nền kinh tế Việt Nam không được hưởng lợi cả về thương mại cũng như vốn đầu tư. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam không chỉ khó khăn ở thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc cả thị trường toàn cầu.
Do đó, trong thời gian tới đây các cơ quan ban ngành của Chính phủ, cũng như từ doanh nghiệp cần tìm các giải pháp giải quyết những khó khăn về thương mại và đầu tư gặp phải trong cuộc đối đầu thương mại Mỹ - Trung.