Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đổi đời nhờ nuôi vịt đẻ

Kinhtedothi - Với quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, ông Nguyễn Văn Tiêu, thôn Văn Trai, xã Văn Phú, Thường Tín đã xây dựng thành công mô hình nuôi vịt đẻ kết hợp thả cá, cho doanh thu gần 3 tỷ đồng mỗi năm.
Đến thăm mô hình nuôi vịt đẻ kết hợp thả cá của ông Tiêu, chúng tôi khá ấn tượng về quy mô và cách quy hoạch trang trại của người nông dân này. Cả trang trại rộng hơn 2ha được ông quy hoạch khá quy củ và khoa học. Khu vực chăn vịt đẻ và vịt giống riêng biệt thành 2 khu. Ông sử dụng 1,5ha thiết kế làm ao nuôi thả cá, 0,5ha còn lại xây dựng chuồng trại và sân chơi cho vịt, phần bờ ao được tận dụng trồng thêm các loại cây ăn quả như nhãn, cam, bưởi, mít… vừa để tăng thu nhập, vừa lấy bóng mát cho vịt nghỉ ngơi.
 Anh Nguyễn Văn Tiêu đang chăm sóc vịt tại trang trại của gia đình. 
Ông Tiêu cho biết, trước đây ông chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế không cao. Đến năm 2013, sau khi địa phương có chính sách chuyển đổi ruộng đất, gia đình ông đã mạnh dạn thuê thêm đất của các hộ bên cạnh cải tạo thành trang trại chăn nuôi vịt kết hợp thả cá. Hiện, trang trại của ông đang nuôi 4.500 con vịt đẻ, mỗi ngày cho gần 4.000 quả trứng. Với giá bán từ 2.300 – 2.500 đồng/quả, mỗi ngày ông thu về gần chục triệu đồng. Không chỉ nuôi vịt, ông còn nuôi thêm gà ta đẻ trứng, trồng cây ăn quả trên bờ ao và tận dụng diện tích mặt ao thả thêm cá giống, cá thương phẩm, mỗi năm 2 lứa cá cũng cho gia đình thu về hơn 200 triệu đồng. Tổng doanh thu từ mô hình kết hợp chăn nuôi và trồng trọt, mỗi năm gia đình ông thu về hàng tỷ đồng, trừ chi phí cho lãi khoảng trên 300 triệu đồng.

Để ổn định đầu ra và giá thành sản phẩm, hướng đến chăn nuôi phù hợp với xu thế của thị trường, hiện ông Tiêu đang lên kế hoạch chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, từ đó sản phẩm trứng sạch của gia đình ông sẽ được tiêu thụ tại hệ thống các siêu thị.

Đánh giá cao mô hình nuôi vịt đẻ trứng của ông Tiêu, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Thường Tín Lê Văn Phúc cho biết: “Gia đình ông Tiêu là một hộ làm kinh tế tiêu biểu ở địa phương. Ngoài việc phát triển kinh tế hộ gia đình ông còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm với bất kỳ ai muốn học tập. Đây là một điển hình trong phát triển kinh tế cần nhân rộng tại địa phương”.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ