Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đòi lại quyền sử dụng đất do người khác đứng tên

Kinhtedothi - Ông ngoại tôi cho bố mẹ tôi và cậu tôi chung một lô đất, xây 2 ngôi nhà trên đất từ năm 2001 nhưng đến 2007 mới làm giấy tờ. Cả nhà thỏa thuận để cậu tôi đứng tên rồi tách thửa cho bố mẹ tôi sau. Tuy nhiên, sau khi làm xong giấy tờ, cậu tôi trở mặt chiếm hữu luôn lô đất đó. Hiện tại ông ngoại đã mất, gia đình tôi vẫn sống trong ngôi nhà trên đất ấy, liệu chúng tôi có quyền đòi lại quyền sở hữu phần đất của gia đình mình không? Nguyễn Thị Thu Huyền, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Trả lời:
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013. Theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cậu của bạn đứng tên nên cậu bạn là người có quyền đối với phần đất này.

Để đòi lại quyền sử dụng đất của gia đình bạn, gia đình bạn phải đưa ra được những bằng chứng chứng minh đất được ông ngoại cho gia đình bạn và cậu bạn như Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thỏa thuận để cậu bạn đứng tên cho mảnh đất đó. Nếu không có giấy tờ chứng minh việc được cho tặng chung thì rất khó để gia đình bạn đòi được quyền sử dụng đất.

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối, Hà Nội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, tăng thực quyền cho ngân hàng

Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, tăng thực quyền cho ngân hàng

28 Jun, 08:28 AM

Kinhtedothi - Sáng 27/6, với 435/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Đáng chú ý, Luật lần này đã luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm - một bước đi quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý, củng cố niềm tin thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và tổ chức tín dụng.

Từ 1/7/2025: 13 luật, 9 nghị định, 39 thông tư chính thức có hiệu lực

Từ 1/7/2025: 13 luật, 9 nghị định, 39 thông tư chính thức có hiệu lực

16 Jun, 01:09 PM

Kinhtedothi - Từ ngày 1/7/2025, nhiều luật, nghị định và thông tư mới chính thức có hiệu lực thi hành, đánh dấu giai đoạn cập nhật chính sách pháp luật lớn trong năm. Các văn bản này điều chỉnh nhiều lĩnh vực thiết yếu như bảo hiểm, thuế, y tế, quy hoạch, khoáng sản, phòng cháy chữa cháy, công chứng, công nghiệp quốc phòng, lưu trữ, di sản văn hóa và thương mại.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ