Domain Name System là gì? Cách thức hoạt động của DNS

Thu Nhung
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu về website hoặc tập tành thiết kế một website cho riêng mình thì khái niệm về Domain Name System vẫn còn rất mới mẻ. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Domain Name System là gì và cách thức hoạt động của DNS.

Domain Name System là gì?

Domain Name System hay còn được viết tắt là DNS. Cụm từ này mang ý nghĩa đầy đủ là hệ thống phân giải tên miền. Hiểu một cách đơn giản nhất, DNS sẽ làm công việc chuyển đổi các tên miền thành một địa chỉ IP dạng số tương ứng với tên miền đó và ngược lại từ địa chỉ IP thành tên miền.
 Domain Name System là hệ thống phân giải tên miền
Domain Name System có chức năng gì?

Domain Name System được ví như một “người phiên dịch” và “truyền đạt thông tin”. DNS có nhiệm vụ dịch tên miền thành một địa chỉ IP gồm 4 nhóm số khác nhau. Ví dụ: DNS dịch tên miền www.tenmien.com thành 421.64.874.899 hoặc ngược lại dịch một địa chỉ IP thành tên miền.
 DNS có nhiệm vụ dịch tên miền thành một địa chỉ IP gồm 4 nhóm số khác nhau
Chúng tôi chắc chắn một điều rằng không ai có thể nhớ hết từng dãy số địa chỉ IP trong mỗi lần đăng nhập. Việc “dịch” của DNS sẽ giúp người dùng đăng nhập vào một website dễ dàng hơn. Thay vì phải nhớ và nhập một dãy số địa chỉ IP của hosting, thì chỉ cần nhập tên website là trình duyệt tự động hiểu và đăng nhập vào được.

Các loại DNS phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay DNS có rất nhiều loại. Dưới đây, chúng tôi tổng hợp cho các bạn 6 loại phổ biến nhất:

DNS Google:

DNS server này được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì tốc độ nhanh và ổn định.

8.8.8.8

8.8.4.4

DNS OpenDNS:

208.67.222.222

208.67.220.220​

DNS Cloudflare:

1.1.1.1

1.0.0.1

DNS VNPT:

203.162.4.191

203.162.4.190

DNS Viettel:

203.113.131.1

203.113.131.2

DNS FPT:

210.245.24.20

210.245.24.22

Sử dụng Domain Name System như thế nào?

Mỗi DNS sẽ có tốc độ khác nhau. Người dùng có thể tự chọn DNS server của mình. Nếu sử dụng DNS của nhà cung cấp mạng, người dùng không cần phải điền địa chỉ DNs vào kết nối mạng của mình. Trường hợp, người dùng sử dụng máy chủ DNS khác, bạn sẽ phải điền địa chỉ cụ thể của máy chủ đó vào.
 Để thay đổi DNS Server bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây: 
Bước 1: Trên Start Menu, gõ tìm kiếm mục Control Panel.

Bước 2: Tại đây bạn nhấp chuột vào View network status and tasks.

Bước 3: Truy cập vào mạng internet bạn đang sử dụng

Bước 4: Nhấn vào phần Properties, đây là nơi cho phép người dùng thay đổi DNS máy tính.

Bước 5: Nhấn vào Internet Protocol Version 4 và lựa chọn Use the following DNS server addresses và tiến hành đổi DNS.

Bước 6: Cuối cùng nhấn vào OK để xác nhận thiết lập vừa rồi,

Tìm hiểu về cách thức hoạt động của DNS

Khi bạn muốn truy cập vào trang web có địa chỉ là hangtot.vn
Người dùng gửi yêu cầu tìm kiếm địa chỉ IP ứng với tên miền hangtot.vn tới Name Server cục bộ

Máy chủ domain cục bộ sẽ tìm kiếm trong kho dữ liệu xem có cơ sở dữ liệu chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP của tên miền mà người dùng yêu cầu hay không.

Nếu “có” thì nó sẽ gửi trả lại địa chỉ IP của máy có tên miền đó,

Nếu “không có” nó sẽ hỏi lên các máy chủ tên miền ở mức cao nhất (ROOT). Máy chủ tên miền mức ROOT này sẽ chỉ cho máy chủ tên miền cục bộ địa chỉ mà nó quản lý có đuôi “.vn”.

Máy chủ tên miền cục bộ gửi yêu cầu đến máy chủ quản lý tên miền Việt Nam “.vn” tìm tên miền hangtot.vn.

Máy chủ tên miền cục bộ sẽ hỏi máy chủ quản lý tên miền “.vn” địa chỉ IP của tên miền “hangtot.vn” và gửi trả lại cho máy chủ tên miền cục bộ.

Máy chủ tên miền cục bộ chuyển thông tin đến máy của người dùng.

Người dùng sử dụng địa chỉ IP này kết nối đến server chứa website có địa chỉ “hangtot.vn”.

 Cách thức hoạt động của DNS Domain Name System
Các loại bản ghi DNS được dùng nhiều nhất

A Record: Là bản ghi được sử dụng trỏ tên website tới một địa chỉ IP cụ thể. Bạn có thể thêm tên mới, TTL (Time to Live, thời gian tự động tải lại bản ghi), Points to (trỏ tới IP nào).

CNAME record: Đóng vai trò như đặt một hoặc nhiều tên khác cho tên miền chính. Bạn có thể tạo một tên mới, trỏ tới tên gốc là gì, đặt TTL với bản ghi này.

MX record: Là một bản ghi chỉ định server nào quản lý các dịch vụ email của tên miền đó. Bạn có thể trỏ tên miền tới mail server, đặt mức độ ưu tiên (priority), đặt TTL.

TXT record: Dùng để chứa các thông tin dạng text (văn bản) của tên miền. Bạn có thể thêm Host mới, Giá trị TXT, TTL (Time to Live), Points to.

AAAA record: Dùng để trỏ domain tới một địa chỉ IPV6 address. Bạn có thể thêm host mới, IPv6, TTL.

NS record: Dùng để chỉ định nameserver cho từng tên miền phụ. Bạn có thể tạo host mới, tên name server (NS), TTL (Time to Live).

SRV record: Dùng để xác định chính xác dịch vụ nào chạy port nào, tại đây bạn có thể thêm Priority, Name, Weight, Port, Points to, TTL.

Lời kết

Có thể nói, DNS là một phần vô cùng quan trọng trong việc quản trị mạng và website. Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm DNS và cách sử dụng nó một cách hiệu quả nhất. Để tìm hiểu thêm về dịch vụ máy chủ cũng như mua tên miền đẹp giá rẻ, bạn có thể truy cập website Bkhost.vn tại đây: BẢNG GIÁ TÊN MIỀN BKHOST - Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Mạng Trực Tuyến Việt Nam:

Địa chỉ: P815 - Tòa B, Đại Kim Building, Trần Hòa, Định Công, Hà Nội

Hotline: (024) 7303 8088

Email: info@bkhost.vn

Website: Bkhost.vn