Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đôn đốc thu hồi nợ đọng bảo hiểm xã hội sau dịch Covid-19

Kinhtedothi - Tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) trên địa bàn Thủ đô đang có dấu hiệu gia tăng trở lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trước tình trạng trên, các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp thanh, kiểm tra, đôn đốc thu nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trong thời kỳ hậu Covid-19.
 Giải quyết thủ tục bảo hiểm xã hội cho người lao động tại Hà Nội. Ảnh: Công Hùng 

Nhiều vướng mắc
Phó Giám đốc BHXH TP Hà Nội Đàm Thị Hòa cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên công tác thanh, kiểm tra chỉ thực hiện trong 2 tháng đầu năm 2020 với 105 đơn vị nợ BHXH, bằng 7,9% so với cùng kỳ năm 2019. Từ đầu năm đến nay, việc đôn đốc thu nợ chủ yếu bằng hình thức gián tiếp như gọi điện thoại, gửi văn bản đôn đốc, gửi thư điện tử (email). BHXH TP đã gửi 178.330 văn bản thông báo nợ tới các đơn vị nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN. Tính đến 31/5, có 53.083 đơn vị nợ với tổng số tiền nợ BHXH phải tính lãi là 1.851 tỷ đồng (tăng 937 tỷ đồng so với tháng 12/2019). Trong đó, nợ đọng kéo dài từ 12 tháng trở lên là 875 tỷ đồng, nhất là trong lĩnh vực xây dựng.
6 tháng cuối năm, Sở LĐTB&XH tiếp tục phối hợp với các sở, ngành triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất cho DN. Đồng thời, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH, cả tự nguyện lẫn bắt buộc.
Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Hồng Dân
Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Lê Đình Hùng cho hay, qua khảo sát có trên 90% công nhân làm việc ở các công trình xây dựng hiện không được tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Nguyên nhân đáng chú ý, từ khi cơ quan BHXH chuyển chức năng khởi kiện nợ đọng BHXH sang tổ chức Công đoàn thực hiện nhưng hơn 2 năm qua, vẫn chưa có DN nào được cơ quan Tòa án đưa ra xét xử do vướng về mặt pháp lý. Trong khi đó, Bộ luật Hình sự 2015, Nghị quyết 05/NQ-HĐTP triển khai còn nhiều vướng mắc nên chưa đơn vị nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm BHXH, BHYT.
Liên quan đến vấn đề này, Phó trưởng Phòng Thanh tra 4, Thanh tra TP Hà Nội Trương Thị Kim Anh cho biết, từ năm 2015 - 2019, Thanh tra TP đã ban hành 5 quyết định, thành lập các đoàn Thanh tra liên ngành để thanh tra 391 đơn vị nợ đọng tiền BHXH, BHYT và BHTN.
Trong đó, năm 2015, Thanh tra TP đã chủ trì, thanh tra liên ngành 91 đơn vị nợ đọng tiền BHXH với mức nợ 75 tỷ đồng và sau thanh tra đã thu về 45 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 60,5% tổng kinh phí nợ. Năm 2018, cơ quan đã thanh tra liên ngành tại 200 đơn vị với số nợ 85 tỷ đồng, thu về 48,8 tỷ đồng, đạt 57,7%. Năm 2019, thanh tra liên ngành tại 100 đơn vị nợ đọng 116,5 tỷ đồng. Qua thanh tra đã có 87 đơn vị nộp một phần số nợ và tổng số nợ thu hồi là 29,5 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, do dịch Covid-19, kế hoạch thanh tra liên ngành BHXH của Thanh tra TP chưa được triển khai thực hiện. Việc các đơn vị có hành vi chậm đóng, nợ đọng tiền BHXH kéo dài, trong đó có đơn vị nợ tiền BHXH đến 10 tỷ đồng là chưa thực hiện đúng các quy định của điều 17, 19 của Luật BHXH, dẫn đến quyền lợi của người lao động (NLĐ) bị ảnh hưởng nghiêm trọng. “Tuy nhiên, trên thực tế có không ít DN vẫn cân đối được thu chi, vẫn có nguồn đóng BHXH nhưng lợi dụng, dựa vào tình hình dịch bệnh Covid-19 để lấy cớ chậm đóng, cố tình kéo dài thời gian, nợ đọng tiền BHXH” - bà Kim Anh nhìn nhận.
Triển khai hình thức tự kiểm tra trực tuyến
Đại diện Thanh tra TP cho rằng, BHXH TP khẩn trương rà soát, lên danh sách các đơn vị nợ trên 6 tháng (không tính 6 tháng do ảnh hưởng dịch Covid-19). Qua đó, Thanh tra TP sẽ có văn bản yêu cầu đôn đốc các đơn vị tiếp tục chấp hành đóng bảo hiểm theo quy định trong 1 tháng. Nếu sau 1 tháng các đơn vị vẫn không đóng, trích nộp số tiền nợ đọng thì Thanh tra TP sẽ thành lập đoàn liên ngành để thanh tra theo đúng kế hoạch.
Trong khi đó, Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Hồng Dân cho rằng, do dịch Covid-19 nên trong 6 tháng đầu năm, công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật các quy định của Luật Lao động, Luật BHXH tại hơn 200 DN tạm dừng chưa triển khai. Tuy nhiên, thay vì kiểm tra trực tiếp tại các DN, Sở đã triển khai phát phiếu khảo sát việc chấp hành pháp luật lao động tại hơn 200 DN trên địa bàn, đồng thời phối hợp với các địa phương chỉ đạo triển khai áp dụng hình thức tự kiểm tra trực tuyến đối với những DN theo quy định tại Thông tư 17.
Còn theo Phó Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội Viên Viết Hùng, tính đến hết tháng 5/2020, Cục Thuế TP đã thanh, kiểm tra việc trích nộp BHXH của 748 DN với số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN là hơn 27 tỷ đồng. Cục Thuế TP Hà Nội đôn đốc 25 DN nợ BHXH, BHYT, BHTN nộp vào ngân sách Nhà nước. Thời gian tới, Cục Thuế TP Hà Nội sẽ hỗ trợ cung cấp trao đổi thông tin để đẩy mạnh công tác quản lý trích đóng BHXH.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
“Trải thảm đỏ” hút nhà đầu tư chiến lược

“Trải thảm đỏ” hút nhà đầu tư chiến lược

16 Jul, 06:11 AM

Kinhtedothi - Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong các ngành, nghề trọng điểm, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, đã bổ sung nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư chiến lược. Những chính sách này hứa hẹn sẽ tạo đột phá trong việc thu hút nguồn vốn và công nghệ cao, đưa Hà Nội lên một tầm cao mới.

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

15 Jul, 06:06 PM

Kinhtedothi- Thanh toán không tiền mặt đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Từ chỗ người dân còn e ngại với phương thức thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, thì đến nay phương thức thanh toán này đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ