Đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho thấy, môi trường kinh doanh Việt Nam năm 2017 tăng 14 bậc, từ 82 lên 68. Chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam nằm trong top 30 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI phát biểu tại hội thảo. |
Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc NHNN khẳng định, cải cách thủ tục hành chính luôn là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chỉ số tiếp cận tín dụng, giúp ngân hàng luôn đồng hành cùng DN.
Phó Thống đốc cho biết, tại Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai Nghị quyết số 19, Nghị quyết số 35 của Chính phủ, NHNN đã định hướng mục tiêu tổng quát là cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nâng cao chỉ số tiếp cận tín dụng, hỗ trợ, thúc đẩy DN phát triển.Kết quả cụ thể trong lĩnh vực cải cách TTHC, NHNN đã tổ chức triển khai thường xuyên, liên tục để kiểm soát chặt việc ban hành các TTHC, đảm bảo tinh thần cải cách, minh bạch. Toàn bộ quá trình giải quyết TTHC tại NHNN được quản lý và thực hiện thống nhất theo tiêu chuẩn ISO và cơ chế một cửa từ khâu nhận hồ sơ đến khi trả kết quả. Chỉ tính riêng trong hai năm 2016, 2017 NHNN đã rà soát, đơn giản hóa và ban hành theo thẩm quyền các thông tư bãi bỏ 22 TTHC, ban hành phương án sửa đổi 48 TTHC; tổng số chi phí tuân thủ cắt giảm hơn 20% chi phí tuân thủ TTHC.Về cải cách TTHC của các tổ chức tín dụng (TCTD), mặc dù cũng là loại hình DN, tuy nhiên theo chỉ đạo của NHNN, hệ thống các TCTD đã chủ động rà soát, cắt giảm, bãi bỏ nhiều TTHC tạo thuận lợi cho DN tiếp cận vay vốn và sử dụng các dịch vụ. Ngoài các nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý, NHNN đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đối với hệ thống các TCTD về đơn giản hóa thủ tục vay vốn, cắt giảm lãi suất, phí dịch vụ đã trực tiếp hỗ trợ cho DN, thể hiện sự tích cực và trách nhiệm của ngành Ngân hàng đối với sự phát triển của hệ thống DN, góp phần rõ nét trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.Các TCTD đã tích cực đổi mới thủ tục giao dịch; công bố công khai trên Trang tin điện tử các thông tin về hồ sơ tín dụng, dịch vụ, lãi suất, phí dịch vụ; quy định tiêu chuẩn chất lượng đối với các dịch vụ; cắt bỏ nhiều loại phí cho vay không cần thiết. Quy trình sản phẩm dịch vụ cho khách hàng được cải tiến thuận tiện, nhanh gọn, sản phẩm được đa dạng hóa thông qua việc ứng dụng công nghệ (Internet Banking, Mobile Banking...).Theo TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, ngành ngân hàng đã có đóng góp to lớn vào ổn định kinh tế vĩ mô, cùng với đó thúc đẩy tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ sự phát triển cho sản xuất kinh doanh của DN. Trong chiến lược của các nền kinh tế APEC thì các động lực được xác định là các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa, và DN do phụ nữ làm chủ. Cùng với đó, hai lĩnh vực được các nền kinh tế APEC đặc biệt quan tâm và xác định định là động lực, cũng phù hợp với kinh tế Việt Nam, đó là nông nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo. “Khi các nhà lãnh đạo APEC đặt hai lĩnh vực này là động lực phát triển, thì câu hỏi đầu tiên được đặt ra là vấn đề tài chính cho các khu vực này. Chính vì vậy trong Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC, chúng tôi có một nhóm nghiên cứu về tiếp cận tài chính cho nhóm đối tượng này” - TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.