Dòng tiền dồi dào đổ vào chứng khoán
Kinhtedothi - VN-Index hiện cách đỉnh lịch sử (1.200 - 1.210 điểm) chỉ trên dưới 20 điểm. Nhiều nhà đầu tư (NĐT) vẫn có niềm tin về việc chỉ số sẽ vượt đỉnh và đạt được những điểm số cao hơn. Dòng vốn cho vay margin (cho vay ký quỹ) từ các công ty chứng khoán (gồm cả vốn tự có và vốn vay ngân hàng) vẫn đang dồi dào.
Dòng tiền được nhìn nhận sẽ tiếp tục đổ vào thị trường chứng khoán. Ảnh: Công Hùng |
Có thể thấy điều này qua mức độ mở tài khoản của NĐT cá nhân. Đơn cử, trong 2 tháng đầu năm 2021, số lượng tài khoản mở mới tại Công ty Chứng khoán (CTCK) Sài Gòn thông qua ứng dụng công nghệ eKYC (mở trực tuyến) đã gấp gần 1,5 lần tổng số tài khoản mở mới 4 tháng cuối năm 2020. Riêng tháng 1/2021, số tài khoản mở mới thông qua eKYC gấp gần 5 lần tháng 9/2020, giai đoạn mới triển khai dịch vụ. Tháng 2 sau đó, số ngày giao dịch có ít hơn và gián đoạn bởi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng số tài khoản mở mới cũng đã đạt xấp xỉ tháng 1. Môi trường lãi suất thấp có thể tiếp tục thúc đẩy dòng tiền dịch chuyển vào kênh chứng khoán, trong đó có dòng tiền từ kênh ngân hàng.Một dòng tiền khác có vai trò quan trọng không kém trên thị trường là dòng tiền margin thông qua việc cung cấp dịch vụ cho vay margin của CTCK. Trong các nhịp rung lắc mạnh của thị trường, không ít luồng thông tin trên thị trường cho rằng bị ảnh hưởng phần lớn từ việc thu hồi nguồn, giảm margin của các CTCK (nhằm quản trị rủi ro) khi đã chạm ngưỡng. Tại thời điểm 31/12/2020, thống kê cho thấy, dư nợ cho vay tại các CTCK đạt hơn 90.000 tỷ đồng, tăng thêm gần 25.000 tỷ đồng so với quý III/2020 và đây là con số kỷ lục trên TTCK Việt Nam, trong đó, chiếm tỷ trọng trên 90% là cho vay margin (khoảng 81.000 tỷ đồng). Trước đó, theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng, vốn chủ sở hữu của các CTCK trên thị trường đang đạt 87.000 tỷ đồng và với quy định không được cho vay quá hai lần vốn chủ sở hữu, dư địa cho vay của thị trường vẫn còn. Theo số liệu từ FiinPro, tỷ lệ dư nợ cho vay margin/giá trị giao dịch trung bình quý IV/2020 chỉ đạt khoảng 7,4 lần, thấp hơn so với thời điểm VN-Index lập đỉnh lịch sử 1.204 điểm (đầu quý II/2018) là 12,2 lần và thấp hơn nhiều so với giai đoạn quý IV/2019 khi tỷ lệ dư nợ cho vay margin/giá trị giao dịch trung bình lên tới 22,5 lần. Các CTCK chia sẻ vẫn dư nguồn để cho vay và không có hiện tượng chạm ngưỡng để phải siết lại như nhiều NĐT lo ngại. Lãi suất giảm giúp chứng khoán sôi độngNguồn tài trợ cho vay của các CTCK ngoài vốn chủ sở hữu phần còn lại đến chủ yếu từ nguồn vốn vay bao gồm vay các ngân hàng, phát hành trái phiếu ngắn và dài hạn. Dữ liệu từ báo cáo tài chính các CTCK cho thấy, số vay nợ ngân hàng phát sinh trong năm 2020 của 21 CTCK lên đến 461.467 tỷ đồng (tương đương khoảng 20 tỷ USD), gấp bình quân 6 lần so với số dư vay nợ ngắn hạn cuối kỳ của các công ty. Nguồn vốn thị trường dồi dào, có thể tiếp tục cho vay thêm từ các CTCK, trong khi đầu ra vốn của các ngân hàng ngược lại vẫn dồn ứ, cộng thêm dòng tiền gửi tiếp tục dịch chuyển sang. Mặt bằng lãi suất tiền gửi liên tục giảm cũng giúp chi phí vốn giảm mạnh. Do đó, thị trường vẫn kỳ vọng tăng trưởng, khi một dòng tiền không nhỏ vẫn đang chực chờ để nhảy vào.Hoạt động mua bán chứng khoán, đặc biệt là chứng khoán đầu tư tại nhiều ngân hàng tăng mạnh trong bối cảnh TTCK không ngừng tăng điểm. Báo cáo tài chính quý IV và cả năm 2020 đã được nhiều ngân hàng công bố, cơ cấu chứng khoán đầu tư của các ngân hàng bao gồm các loại giấy tờ có giá, trong đó chủ yếu là chứng khoán nợ bao gồm trái phiếu, tín phiếu, và các công cụ phái sinh có rủi ro thấp đã tăng trưởng mạnh.Trong quý IV/2020, thu nhập lãi thuần của Sacombank tăng 70% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 3.013 tỷ đồng. Ngân hàng này cũng thu lãi đột biến từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, tăng đến 515% so với cùng kỳ, đạt 120 tỷ đồng (lũy kế cả năm 2020, lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng 25%, đạt 91 tỷ đồng). ACB cũng ghi nhận tăng trưởng lãi từ chứng khoán đầu tư tới 14 lần, từ 54 tỷ đồng năm 2019 lên 732 tỷ đồng năm 2020. Tại OCB, năm 2020, lãi từ chứng khoán đầu tư tăng 60% đạt 1.752 tỷ đồng. Bên cạnh đó, những ngân hàng khác như PGBank, VietBank hay NCB cũng ghi nhận tăng trưởng lãi từ đầu tư chứng khoán. Trong đó, NCB tăng trưởng tới 5 lần, đạt 159 tỷ đồng, PGBank tăng 3 lần, VietBank tăng 2,7 lần…
Cơ sở của kỳ vọng chứng khoán là triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021, khả năng chống dịch Covid-19 lần 3 thành công, chính sách tiền tệ hợp lý của NHNN… Năm 2021, NHNN kiên định trong kiểm soát lạm phát nhưng vẫn cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế. Trước những e ngại về việc lãi suất có thể tăng trước áp lực lạm phát, thì cần có tổng cầu tăng mạnh do lực đẩy từ tiêu dùng. Trong giai đoạn thất nghiệp tăng, thu nhập giảm hiện nay, khả năng này vẫn thấp. Đó là lý do nhiều ngân hàng T.Ư trên thế giới và Việt Nam sẽ tiếp tục các chính sách hỗ trợ duy trì lãi suất thấp.Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đông Á Huỳnh Anh Tuấn |
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Ổn định vĩ mô, đẩy nhanh phục hồi kinh tế
Kinhtedothi - GDP trung bình của Việt Nam có thể đạt tới 6,76% giai đoạn 2021-2023 nếu các biện pháp hỗ trợ kinh tế đ...XEM THÊM -
Kinh tế Mỹ phục hồi, giá vàng quay đầu giảm mạnh
Kinhtedothi - Sáng nay (23/4), giá vàng thế giới quay đầu giảm mạnh. Nguyên nhân là do kinh tế Mỹ dự báo có những tín...XEM THÊM -
VN-Index “bốc hơi” hơn 40 điểm
Kinhtedothi - Sau ngày nghỉ lễ, áp lực bán mạnh khiến các chỉ số chìm sâu trong sắc đỏ. Hàng loạt Bluechips đảo chiều...XEM THÊM -
Thủy sản bấp bênh đầu ra
Kinhtedothi - Những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) của Hà Nội phát triển nhanh, đóng góp tích cực vào ...XEM THÊM -
Giá tiêu hôm nay 23/4: Biến động ở Tây Nguyên, nhu cầu giảm, nguồn cung gián đoạn do Covid-19
Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 23/4 trong khoảng 67.000 - 71.000 đồng/kg. Sáng nay, giá tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên ...XEM THÊM -
Giá cà phê hôm nay 23/4: Arabica lập đỉnh mới, Robusta vẫn neo ở mức cao
Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 23/4 trong khoảng 32.100 - 33.000 đồng/kg. Giá cà phê 2 sàn phái sinh trên thế giới ...XEM THÊM
-
Xã hội hóa đầu tư ngành nước: Còn nhiều thách thức
Kinhtedothi - Những năm qua, Nhà nước đã đầu tư thêm nhiều nhà máy nước sạch để phục vụ nhu cầu người dân, tuy nhiên theo Hội Cấp thoát nước Việt Nam, hiện vẫn còn khoảng 60% dân số nước ta chưa đư...22-04-2021 18:10
-
“Việt Nam, lối rẽ của một nền kinh tế”- Một cuốn sách hay
Kinhtedothi - Mới đây, Nhà xuất bản Thông tấn và Báo Kinh tế&Đô thị đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Việt Nam, lối rẽ của một nền kinh tế do nguyên Trưởng đoàn đàm phán Thương mại BTA Nguyễn Đình L...22-04-2021 17:03
-
SeABank và Genetica hợp tác chiến lược, tiên phong mang đến dịch vụ giải mã gen cho các khách hàng của ngân hàng
Kinhtedothi - Đơn vị xét nghiệm gen sở hữu công nghệ lõi độc quyền dành cho người châu Á - Genetica và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) chính thức triển khai hợp tác nhằm man...22-04-2021 16:29
- Ra mắt cuốn sách “Việt Nam, lối rẽ của một nền kinh tế”
- Số lượng mã độc tống tiền doanh nghiệp giảm
- Công an Hà Nội: Tuyệt đối không chuyển tiền, tham gia sàn giao dịch ảo GardenBO
- Không có chuyện “thổi tuổi” cầu phao Lương Phúc để xin vốn
- Quản lý thị trường thực phẩm chức năng: Luật chưa theo kịp thực tế
- Thủy sản bấp bênh đầu ra
- Xác định lại mục tiêu khai quật Hoàng thành Thăng Long
- Cấp phép xây dựng bãi ngoài đê sông Hồng: Hiểu đúng quy định
- Ngăn chặn "sốt đất", HoREA đề xuất một loạt các loại thuế