Đột biến chính trường thế giới
Kinhtedothi - Nhìn lại năm 2015 đã đi qua có thể thấy, thế giới chúng ta đang sống luôn biến động và chính trường thế giới không thể yên bình giữa những biến động ấy. Và năm 2015 không thiếu đột biến ở bình diện khu vực hoặc châu lục hay trong phạm vi khuôn khổ quan hệ giữa các quốc gia với nhau.
Có thể thấy rõ nhất điều đó ở châu Âu và ở khu vực Trung Đông, vùng Vịnh. Ở “lục địa già”, Liên minh châu Âu (EU) hoàn toàn bị bất ngờ bởi cả khủng bố lẫn dòng người tị nạn và nhập cư. Chậm nhất cho tới thời điểm xảy ra mấy vụ khủng bố ở nước Pháp, EU phải nhận ra rằng, cho dù đã phòng bị đến đâu và dẫu có nhiều thành viên EU đã trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria thì IS vẫn thành công với việc đưa khủng bố và chiến tranh đến EU.

Từ nay, các nước thành viên EU phải chung sống với nguy cơ bị tấn công khủng bố ở bất cứ đâu và vào bất cứ thời điểm nào. Cái khiến cho việc này trở nên còn tai hại hơn nữa đối với EU là vì thế mà EU nói chung và các nước thành viên nói riêng không thể không siết chặt an ninh nội bộ, kiểm soát dân chúng và người nước ngoài, tăng cường bộ máy cảnh sát, an ninh, mật vụ và cả quân đội. Như thế có nghĩa là luật pháp phải sửa đổi, điều chỉnh hay có mới và chi tiêu ngân sách. Như thế có nghĩa là nội bộ xã hội thêm phân hóa, chính trường thêm chia rẽ và các quyền tự do dân chủ cơ bản của dân bị ảnh hưởng.
Vấn đề người tị nạn và nhập cư vừa là chuyện chính trị - xã hội và tôn giáo vừa là chuyện kinh tế và an ninh đối với EU và các nước thành viên. Nó làm cho tất cả các đối tác liên quan thêm khó khăn và khó xử. Hai đột biến này đã trở thành thách thức lớn mới đối với EU trong năm 2016 và trong cả thời gian sau đó nữa, vì sẽ không có chuyện EU và các nước thành viên vượt qua được chúng trong năm 2016.
Ở một khu vực khác là Trung Đông và vùng Vịnh, đột biến trên chính trường cũng đưa lại hậu quả và hệ lụy lâu dài. Nơi đây vốn đã có từ khá lâu nay không ít chuyện chính trị an ninh thế giới và khu vực. Cuộc chiến tranh giữa IS và một số liên quân đa quốc gia ở trong cũng như ngoài khu vực diễn ra quyết liệt. IS đã bị tổn hại nhưng chưa bị tiêu diệt. Việc Ả Rập Saudi cùng một số đồng minh ở vùng Vịnh phát động chiến tranh ở Yemen để bảo vệ thể chế ở đó trước áp lực và ưu thế quân sự của người Houthi mà phe gây chiến này cho rằng Iran ủng hộ, cũng như việc Nga can dự quân sự trực tiếp vào Syria và cuộc chiến chống IS là hai đột biến chính ở nơi đây trong năm qua.
Ở phía sau cuộc chiến tranh của Ả Rập Saudi và đồng minh ở Yemen là cuộc cạnh tranh vai trò, vị thế và ảnh hưởng với Iran ở khu vực cũng như trong thế giới Hồi giáo. Nó cũng còn là cuộc giằng co giữa dòng người Sunni mà Ả Rập Saudi tự nhận vai trò lãnh đạo và dòng người Shiite mà Iran tự cho mình có sứ mệnh hiệu triệu quần hùng. Những vương triều Hồi giáo ở khu vực vùng Vịnh đang phải đối phó với nguy cơ an ninh cả từ bên trong lẫn bên ngoài bởi quá xơ cứng, không chịu cải tổ và đổi mới, lại còn bảo thủ và giáo điều. Sự tồn vong của các nền quân chủ ở nơi đây trở nên càng thêm mong manh khi triển vọng giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran càng ngày càng thêm sáng sủa. Họ càng mất vai trò khi quan hệ của Iran với phương Tây càng thêm được cải thiện.
![]() Hai di dân kéo một chiếc xuồng chở đầy người tỵ nạn Syria và Afghanistan từ bờ biển của Thổ Nhĩ Kỳ đến đảo Lesbos của Hy Lạp.
|
Việc đạt được thỏa thuận giữa các bên liên quan về giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran là sự kiện chính trị an ninh lớn trên thế giới, nhưng chưa phải là đột biến chính trị thế giới. Cũng như việc quan hệ giữa Ả Rập Saudi cùng với mấy vương triều ở vùng Vịnh và Iran bị là cho xấu đi nghiêm trọng trong những ngày gần đây cũng vậy. Nó là kết quả cộng hưởng của những biến động trước đó.
Việc Nga can dự trực tiếp vào Syria và cuộc chiến chống IS là đột biến còn đáng kể hơn. Nga đã trở lại khu vực này về quân sự. Với việc tăng cường hiện diện quân sự trực tiếp ở Syria, hậu thuẫn Chính phủ Syria cả về chính trị lẫn quân sự cũng như với việc trực tiếp tham chiến chống IS, Nga đã làm thay đổi gần như hoàn toàn cục diện chính trị an ninh ở Syria và trở thành một trong những nhân tố quyết định nhất tới triển vọng tình hình chính trị, an ninh ở cả khu vực này, ảnh hưởng trực tiếp đến Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và những đồng minh quân sự quan trọng nhất của họ ở khu vực cũng như ở châu Âu. Nga đã buộc Mỹ phải thay đổi chính sách đối với Nga, mở đường cho Iran gây dựng và phát huy vai trò chính trị an ninh khu vực và giúp Chính phủ Syria cùng với tổng thống nước này là ông Assad trụ vững. So vào bối cảnh tình hình như thế này thì sẽ thấy việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ của Nga ở Syria không phải chuyện không có chủ ý và tính toán trước.
Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng có đột biến chính trị, nhưng chưa tác động mạnh mẽ tới cả thế giới. Từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á, từ Trung Á xuống Nam Á đều thấy có chuyện chính trị an ninh khu vực nổi cộm. Cả trong lẫn ngoài khu vực này không thể không lo ngại khi Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch; khi Trung Quốc tiếp tục ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế tăng cường tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với một số quốc gia khác; khi khủng bố với cả sự dính líu của IS xảy ra; khi Taliban trỗi dậy mạnh mẽ ở Afghanistan hay khi Ấn Độ và Pakistan tiếp tục chạy đua vũ trang và căng thẳng.
Chính trường thế giới và khu vực vì thế sẽ tiếp tục sôi động, và cục diện chính trị an ninh của thế giới và khu vực vì thế sẽ còn tiếp tục biến động. Các quốc gia phải tỉnh táo và thực tế để nhận diện kịp thời tác động tiêu cực và hiệu ứng tích cực để từ đó mà ứng phó sao cho có lợi nhất và ít hại nhất cho mình.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
- Hơn 113 triệu ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu, EU cảnh báo không nên sớm gỡ biện pháp hạn chế
- Mỹ và Phương Tây tăng cường quan tâm đến Biển Đông: Chung mục tiêu hành động
- Việt Nam đang tích cực đàm phán với các nguồn cung cấp vaccine ngừa Covid-19
- Bộ Ngoại giao thông tin về hơn 300.000 người gốc Việt ở bang Texas bị ảnh hưởng bởi bão tuyết
TAG:
-
Việt Nam lên tiếng về thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát giàn khoan Hải Thạch
Kinhtedothi - Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam vẫn đang theo dõi sát tình hình trên Biển Đông và luôn bảo vệ thực thi...XEM THÊM -
Giá dầu được dự đoán có thể tái lập mức kỷ lục 100 USD/thùng
Kinhtedothi - Các chuyên gia Bank of America dự đoán giá dầu trong vài năm tới có thể tăng kỷ lục lên tới 100 USD/thù...XEM THÊM -
Chứng khoán Mỹ: Nhà đầu tư ồ ạt mua vào, Dow Jones lại lập kỷ lục
Kinhtedothi - Dow Jones tăng kỷ lục hơn 400 điểm khi nhà đầu tư đổ tiền vào các cổ phiếu hưởng lợi từ kinh tế phục hồ...XEM THÊM -
“Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về tăng trưởng GDP tại Đông Nam Á”
Kinhtedothi - Nikkei Asia nhận định, nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tăng trưởng kinh tế trong năm 2021 có thể là ...XEM THÊM -
“Không được đụng đến Việt Nam”
Kinhtedothi - “Không được đụng đến Việt Nam”, là 1 trong các biểu ngữ trên bức ảnh chụp người dân Phần Lan xuống...XEM THÊM -
Trả đũa lệnh trừng phạt mới, Venezuela trục xuất Trưởng phái đoàn ngoại giao EU tại Caracas
Kinhtedothi - Ngoại trưởng Venezuela Jorge Arreaza hôm 24/2 thông báo bà Isabel Brilhante - Trưởng Phái đoàn Liên min...XEM THÊM
-
Việt Nam, Thái Lan phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 20 tỷ USD/năm
Kinhtedothi - Ngày 24/2, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã hội đàm trực tuyến với Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Thani Thongphakdi để trao đổi về quan hệ song phương, hợp tác giữ...24-02-2021 19:21
-
FED vẫn kéo dài chương trình mua trái phiếu dù lạc quan về kinh tế Mỹ
Kinhtedothi - Trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ hôm 23/2, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell đã phát tín hiệu cho thấy ngân hàng T.Ư Mỹ chưa sớm rút lại các biện pháp hỗ tr...24-02-2021 16:51
-
Giá dầu duy trì mức đỉnh hơn 13 tháng dù tồn kho của Mỹ bất ngờ tăng cao
Kinhtedothi - Giá dầu sụt nhẹ trong phiên ngày 24/2, nhưng vẫn dao động gần mức cao nhất trong hơn 1 năm, nhờ kỳ vọng các nước dần nới lỏng biện pháp hạn chế ngăn dịch Covid-19.24-02-2021 12:10
-
Thảm họa bão tuyết giữa sa mạc Texas
Kinhtedothi - Được xem là tiểu bang hoang mạc với khí hậu nóng quanh năm, người dân và cả chính quyền bang Texas (Mỹ) đón trận bão tuyết lớn nhất trong 10 năm trở lại đây với tâm thế hoàn toàn bị đ...24-02-2021 10:50
-
Iran “cân nhắc” tham gia đàm phán không chính thức với Mỹ về thỏa thuận hạt nhân
Kinhtedothi - Tín hiệu tích cực này được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội để các nhà đàm phán của Mỹ và Iran khởi động quá trình đàm phán về chương trình hạt nhân của Tehran.24-02-2021 10:49
- [Ảnh] Vaccine Nanocovax ngừa Covid-19 được tiêm cho các tình nguyện viên ở giai đoạn 2
- Thu Duc House chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền thuế: Vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng
- Phim Việt rục rịch trở lại rạp
- Hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ dữ liệu cá nhân
- Rằm tháng Giêng, giá các loại trái cây vẫn cao ngất ngưởng
- Thủ tướng đồng ý Hà Nội được mua vaccine Covid-19
- [Ảnh] Cận cảnh Đại lễ cầu an online tại chùa Phúc Khánh
- Sự đồng thuận của người dân là yếu tố quyết định trong việc thu hồi đất
- Hà Nội công bố lịch và phương án tuyển sinh vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2021 - 2022