Bài 1: Giải tỏa áp lực cho nút thắt Pháp Vân
Bến xe Yên Sở nằm tại phía Nam Vành đai 3 (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai) đang trong quá trình chuẩn bị triển khai xây dựng. Đây được coi là một trong những tiền đề quan trọng nhằm góp phần giải quyết vấn đề UTGT cho khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô.
Phối cảnh Bến xe Yên Sở. |
Bến xe Yên Sở dự kiến sẽ khởi công vào cuối tháng 7 tới; tổng diện tích 2,8ha; công suất phục vụ trên 1.000 lượt xe/ngày, đêm, do Công ty CP Bến xe Thanh Trì làm chủ đầu tư. |
Tại Đồ án Quy hoạch bến bãi đỗ xe do Sở GTVT Hà Nội và Viện Quy hoạch xây dựng lập, đang được thẩm định, Bến xe Yên Sở tiếp tục được quy hoạch là bến xe khách liên tỉnh trung hạn, với chức năng hỗ trợ, giảm tải cho 3 bến xe: Giáp Bát, Nước Ngầm, Gia Lâm.Đại diện Sở GTVT Hà Nội khẳng định: “Dự án Bến xe Yên Sở phù hợp với tất cả các Quy hoạch chung - riêng trong lĩnh vực giao thông vận tải của TP. Bộ GTVT cũng đã thẩm định kỹ lưỡng và trình Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Bến xe này”. Mặt khác, hiện tuyến đường Vành đai 3, đặc biệt là khu vực cửa ngõ phía Nam kết nối với các tuyến: cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ; QL5… đang phải chịu áp lực giao thông rất lớn. Trong đó có phần áp lực từ các phương tiện xe khách liên tỉnh hoạt động tại các bến: Giáp Bát, Nước Ngầm. Nếu không có giải pháp kéo giãn mật độ xe khách ra khỏi tuyến Giải Phóng - QL1 thì các nút Pháp Vân - QL1; Pháp Vân - Hoàng Mai sẽ không thể tránh khỏi UTGT. Khi hình thành Bến xe Yên Sở sẽ có điều kiện tối ưu để giải tỏa áp lực giao thông cho cữa ngõ phía Nam Thủ đô.Cấp thiết phải sớm hoàn thànhĐại diện Sở GTVT Hà Nội phân tích, hiện nay, hai bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm đều đang nằm tại vị trí trước cửa ngõ phía Nam. Lượng xe khách từ các bến này dồn ứ trên đường Giải Phóng, Pháp Vân, Hoàng Mai… dẫn đến hạn chế khả năng lưu thông qua cửa ngõ Thủ đô. Khi Bến xe Yên Sở xây dựng xong, một lượng lớn xe khách liên tỉnh sẽ được đưa ra vị trí phía sau cửa ngõ, giảm thiểu áp lực từ hướng nội thành lưu thông ra cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Cầu Thanh Trì, QL5… “Như vậy, sau khi đưa Bến xe Yên Sở vào khai thác, điều chuyển hàng trăm lượt xe khách liên tỉnh về đây, nút thắt Pháp Vân sẽ được cởi bỏ phần lớn áp lực. Hiện tượng ùn tắc hướng nội thành ra cửa ngõ phía Nam vào các kỳ lễ, Tết chắc chắn sẽ được cải thiện căn bản” - vị này khẳng định.Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, không nên áp đặt ý nghĩ chủ quan rằng cửa ngõ phía Nam sẽ có 3 bến xe quá gần nhau, làm gia tăng áp lực giao thông. Chuyên gia giao thông Đặng Chí Nga nhận định, Hà Nội đã xác định sẽ di dời các bến xe khách liên tỉnh ra khỏi nội thành. Trong đó Bến xe Giáp Bát và Nước Ngầm sẽ chuyển đổi thành bến trung chuyển phục vụ vận tải công cộng. Bến xe Yên Sở phải được nhanh chóng xây dựng, đưa vào khai thác, chúng ta mới có đủ điều kiện đưa xe khách liên tỉnh từ Bến Giáp Bát về đây. Có như thế mới chuyển đổi được Bến xe Giáp Bát mà vẫn đảm bảo được quyền lợi của người dân cũng như các DN vận tải.Ông Nga phân tích: “Khi Bến xe Yên Sở hoàn thành, đưa vào khai thác, Bến xe Giáp Bát chuyển đổi thành bến xe buýt thì khu vực này chỉ còn 2 bến xe chứ không phải 3. Hơn nữa, Bến xe Yên Sở lại nằm ngoài cửa ngõ, kết nối nhiều hướng lưu thông liên vùng, sẽ không tạo thành áp lực lớn cho giao thông Hà Nội nói chung, phía Nam nói riêng”.
Nếu chỉ xây dựng một Bến xe phía Nam (Ngọc Hồi) để thay thế 2 bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm sẽ là quá tải. Do đó cần phải có một Bến xe Yên Sở trong trung hạn nhằm điều tiết nhu cầu và hỗ trợ cho Bến xe phía Nam. Hơn nữa, có Bến xe Yên Sở mới đủ điều kiện để chuyển đổi Bến xe Giáp Bát thành điểm trung chuyển phục vụ riêng cho vận tải công cộng.Thạc sỹ Quản lý đô thị Phan Trường Thành |