Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Giải quyết nhanh các nút thắt
Kinhtedothi - Bộ GTVT và TP Hà Nội đang làm tất cả những gì có thể để sớm đưa Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào khai thác thương mại, góp phần giảm sức ép lên hạ tầng giao thông đô thị của Thủ đô.
Tin liên quan
-
Chính thức lập tổ công tác thúc tiến độ đường sắt Cát Linh - Hà Đông
- Lời giải cho đường sắt Cát Linh – Hà Đông
- Thành lập tổ công tác thúc đẩy tiến độ Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông
- Tổng thầu dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã nhận hơn 500 triệu USD
- Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Cần sớm đưa đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào vận hành để giảm tổn thất
Theo kế hoạch ban đầu, Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ chạy thử và khai thác vào 30/6/2015. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, dự án từng được kỳ vọng là “biểu tượng” của hạ tầng giao thông đô thị của cả nước đã lỡ hẹn ngót nghét nửa thập kỷ.
Lập tổ công tác tháo gỡ các khó khăn
Điều mà dư luận không ngừng nhắc đến trong thời gian gần đây là vì sao dự án này mãi không chịu “về đích”, dù khối lượng công việc đã gần như hoàn tất? Và, đâu là giải pháp để sớm đưa dự án này vào khai thác?
Thời gian qua, nhắc đến Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, nhiều chuyên gia đã đưa ra liên tưởng dự án này với một vận động viên chạy tiếp sức nhưng lại bị kiệt sức ngay trước vạch đích. Dù thấy rõ ràng trước mắt mình là “ngưỡng cửa thiên đường” nhưng vận động viên này vẫn loay hoay không sao bò dậy để hoàn thành nốt hành trình.
Cách ví von này, nghe có vẻ hơi khiên cưỡng nhưng ở một góc độ nào đó không phải không có lý. Có chuyên gia chia sẻ: Một cuộc thi chạy tiếp sức đòi hỏi sự phối hợp đồng đều của tất cả các vận động viên tham gia cuộc thi. Nếu những người thi trước có thành tích quá tệ, người “chốt sổ” dù có xuất sắc đến đâu cũng không thể san lấp được. Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông lúc này, có một sự tương đồng kỳ lạ với hình ảnh vận động viên “chốt sổ” kia.
Cần phải thấy rằng, trong khoảng 2 năm trở lại đây, với sự vào cuộc phối hợp tích cực của TP Hà Nội, Bộ GTVT đã có những bước tiến lớn trong nỗ lực đưa “đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông” cán đích. Cuối tháng 3/2020 vừa qua, Hội nghị giữa Thành ủy Hà Nội với Bộ GTVT, các bộ, ngành liên quan và Ban cán sự Đảng UBND TP về tiến độ tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và các dự án trọng điểm nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội thành công tốt đẹp.
Hội nghị thống nhất thành lập một tổ công tác xây dựng kế hoạch thực hiện những nhiệm vụ cuối cùng của dự án. Đồng thời, Bộ GTVT và Thành ủy Hà Nội đã đi đến nhất trí với phương án sẽ thực hiện “nghiệm thu có điều kiện” đối với Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, nhằm sớm đưa dự án này vào sử dụng cũng như xử lý triệt để các vướng mắc của Bộ GTVT với Tổng thầu Trung Quốc. Đây được đánh giá là những thành công về mặt chủ trương mang tính chất đột phá nhằm giải quyết dứt điểm những vướng mắc còn tồn tại ở dự án đường sắt đô thị này.
Cuối tháng 4 vừa qua, Tổ công tác tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc tại Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã chính thức được thành lập mang tới nhiều kỳ vọng sẽ được hiện thực hóa trong thời gian sắp tới.
Nút thắt ở tổng thầu
Ngoài việc tháo gỡ những vướng mắc để đưa dự án về đích, các chuyên gia cho rằng, việc làm rõ cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm khi để dự án chậm tiến độ cũng rất quan trọng để lấy lại niềm tin từ người dân và dư luận.
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, TS Cao Sỹ Kiêm - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, nỗ lực của Bộ GTVT, TP Hà Nội và những cơ quan liên quan trong thời gian qua nhằm đưa đường sắt Cát Linh - Hà Đông về đích là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, theo TS Cao Sỹ Kiêm, vấn đề chính khiến dự án này đang gặp vướng mắc lại không nằm ở phía Việt Nam mà chính là thái độ thiếu hợp tác từ phía Tổng thầu Trung Quốc. “Lâu nay, mỗi lần nói đến việc chậm tiến độ tại Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là mỗi lần cụm từ “lỗi thuộc về tổng thầu” lại được nhắc tới.
Bản thân Bộ GTVT cũng liên tục nhắc đi nhắc lại điều này bất cứ khi nào bị dư luận chất vấn về dự án này” - TS Cao Sỹ Kiêm nói. Theo ông Kiêm, theo dõi diễn biến của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông trong thời gian qua có thể dễ dàng nhận thấy tổng thầu chưa thể hiện thiện chí cần thiết để giải quyết các vướng mắc tại dự án dù họ thừa hiểu chúng ta đang rất sốt ruột, muốn đưa dự án vào khai thác thương mại càng sớm càng tốt.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Xuân Thủy - chuyên gia giao thông cũng cho rằng, vấn đề không chỉ ở chỗ tổng thầu không thể hiện thiện chí trong việc tháo gỡ những vướng mắc ở dự án mà còn có dấu hiệu cố tình kéo dài thời gian để trốn tránh trách nhiệm tại dự án này. Ông Thủy nhắc đến một vấn đề mà đơn vị tư vấn của Pháp đã chỉ ra ở dự án này, đó là việc thiếu hồ sơ, hồ sơ chưa đầy đủ. Chính vì điều này khiến cho dự án bị kéo dài thêm ít nhất nửa năm hoặc lâu hơn nữa.
“Việc bổ sung các hồ sơ rất đơn giản, không mất quá nhiều thời gian vì chúng ta đã có máy móc, kỹ thuật rất hiện đại, đo đạc, đánh giá dễ dàng, nhanh chóng. Để hoàn thiện việc này chỉ mất khoảng từ nửa tháng tới một tháng là cùng chứ không thể kéo dài tới nửa năm hay vài năm như cảnh báo” - ông Nguyễn Xuân Thủy phân tích.
Vẫn theo ông Thủy, việc chậm tiến độ ở Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có phần lỗi không nhỏ từ phía Bộ GTVT. Với tư cách là chủ đầu tư dự án đồng thời cũng là đơn vị chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ dự án nhưng hết lần này đến lần khác, Bộ GTVT chỉ biết đổ lỗi cho tổng thầu. Đương nhiên, lỗi của tổng thầu là đúng song tại sao Bộ GTVT không có giải pháp để chấn chỉnh tổng thầu để họ cứ chây ì như vậy suốt bao năm qua.
“Bộ GTVT phải có trách nhiệm trong chuyện này, phải chịu trách nhiệm trước việc không đưa được dự án vào hoạt động. Phải làm rõ tại sao dự án mãi không thể đưa vào khai thác thương mại. Do công nghệ, thiết bị lạc hậu, nguy cơ không bảo đảm an toàn, dễ gây cháy nổ, tai nạn, dầm trụ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật hay còn vì lý do nào khác? Bộ GTVT có trách nhiệm trả lời rất rõ ràng để dư luận được biết” - ông Nguyễn Xuân Thủy khẳng định.
Chiều 6/5, trả lời ý kiến cử tri quận Bắc Từ Liêm trong buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, chủ đầu tư của Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là Bộ GTVT nhưng TP Hà Nội sẽ tiếp nhận, khai thác và trả nợ toàn bộ tiền đầu tư. Về phía TP Hà Nội đã làm việc với các bộ, ngành liên quan để thúc đẩy dự án sớm đưa vào khai thác nhằm giảm tải mật độ giao thông của TP. |
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Đồng Nai: Xử phạt hàng trăm triệu đồng doanh nghiệp "bức tử" sông Buông
Kinhtedothi- Hôm nay (23/4), liên quan đến xả nước thải xuống sông Buông (tại phường Phước Tân), UBND Thành phố Biên ...XEM THÊM -
Giá thép xây dựng hôm nay 23/4: Giá thép tăng nhẹ trên sàn giao dịch Thượng Hải
Kinhtedothi - Các thương hiệu thép tại thị trường trong nước đến hôm nay (23/4) đã có sự bình ổn giá trở lại. Trên sà...XEM THÊM -
[Clip] Tai nạn kinh hoàng: Ô tô con nát bét giữa 2 xe bồn, cả gia đình thiệt mạng
Kinhtedothi - Camera giám sát của nhà dân ghi lại cho thấy xe bồn thứ nhất xuất hiện trên con đường nhỏ qua Santa Mar...XEM THÊM -
Không có chuyện “thổi tuổi” cầu phao Lương Phúc để xin vốn
Kinhtedothi - Chủ trương chung của TP cũng như của ngành GTVT Hà Nội là thay thế tất cả các công trình cầu yếu, cầu t...XEM THÊM -
Cổng trường an toàn – văn minh: Mô hình hay cần nhân rộng
Kinhtedothi - Sau thành công của mô hình “Cổng trường an toàn – văn minh” tại trường Tiểu học Dịch Vọng B (phường Dịc...XEM THÊM -
Hè phố biến thành chợ nông sản
Kinhtedothi - Hè phố Kiên Cương (đoạn giáp ranh giữa 2 phường Trung Văn và Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) gần đây biến thà...XEM THÊM
-
Cấp phép xây dựng bãi ngoài đê sông Hồng: Hiểu đúng quy định
Kinhtedothi - Khu vực ngoài đê hai bên bờ sông Hồng thuộc địa bàn Hà Nội, kéo dài từ huyện Phúc Thọ đến Phú Xuyên có gần 1 triệu dân sinh sống. Ở khu vực Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai....23-04-2021 08:26
-
Thời tiết hôm nay 23/4: Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa rào và dông vài nơi
Kinhtedothi - Hôm nay (23/4), thời tiết tại Hà Nội trời có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nh...23-04-2021 06:52
-
Quảng Nam: Gần 150 tỷ đồng để xây dựng 2km bờ kè biển Cửa Đại
Kinhtedothi - Trước tình trạng xâm thực tại bờ biển Cửa Đại (TP Hội An) diễn biến nghiêm trọng, tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt dự án xây dựng 2km bờ kè biển có tổng mức đầu từ gần 150 tỷ đồng.22-04-2021 20:02
-
Tắc nghẽn ở sân bay Tân Sơn Nhất: Lỗi thuộc về các hãng hàng không?
Kinhtedothi - Liên quan đến tình trạng tắc nghẽn tại nhà ga nội địa sân bay Tân Sơn Nhất những ngày vừa qua, đại diện Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khẳng định, lỗi thuộc về các hãng hàng không.22-04-2021 19:55
-
Hà Nội: Thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng môi trường nước hồ Tây
Kinhtedothi - Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có Văn bản số 3481/VP-ĐT gửi các đơn vị có liên quan yêu cầu khẩn trương thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng môi trường nước hồ Tây.22-04-2021 16:41
- Hà Nội: Cò đất hết cửa “thổi giá”
- Hà Nội: Sớm triển khai các bước xây dựng 5 huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới trở thành 5 quận
- Vụ tàu ngầm Indonesia mất tích: Thời gian cứu hộ sắp hết khi oxy chỉ đủ dùng trong 15 giờ tới
- Phát hiện bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở khuôn viên trạm y tế
- Hà Nội không tuyển sinh mới lớp 6 chương trình đào tạo song bằng năm học 2021 – 2022
- Hà Nội đã triển khai 19.164 mũi tiêm vaccine Covid-19 trong đợt 2
- Ra mắt cuốn sách “Việt Nam, lối rẽ của một nền kinh tế”
- Số lượng mã độc tống tiền doanh nghiệp giảm
- Công an Hà Nội: Tuyệt đối không chuyển tiền, tham gia sàn giao dịch ảo GardenBO