Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông: Bài học... quá đắt

Kinhtedothi - Sau kết luận của Kiểm toán Nhà nước, không còn một hoa ngôn, mỹ từ hay lời hứa hẹn nào có thể che đậy thất bại của dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. Thất bại trong công tác thực hiện, quản lý, giám sát các dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn đã được nhiều lần nhắc đến song qua đó nó còn cho chúng ta nhiều bài học quý.
 Ảnh minh họa
Bài học từ thất bại của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có giá hàng tỷ đô la. Nó quá đắt và là một sự lãng phí lớn, nhất là trong bối cảnh đất nước còn nghèo. Đáng nói hơn, không chỉ vì thiếu kinh nghiệm, thiếu trình độ, năng lực mà Bộ GTVT còn thiếu cả trách nhiệm khiến cho đại dự án này đã 8 năm trôi qua kể từ thời điểm khởi công, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, dù đã thành hình, nhiều lần hứa hẹn, nhiều lần lùi mốc thời gian hoàn thành nhưng chưa thể đưa vào vận hành, trong khi vẫn phải trả lãi đều đều.
Người dân cứ khắc khoải đợi chờ; UTGT trên tuyến ngày một trầm trọng thêm; vốn đầu tư cho dự án năm lần bảy lượt đội cao hàng nghìn tỷ đồng. Rồi cả nỗi lo công trình phơi mưa nắng, chẳng biết chất lượng có còn đảm bảo hay không. Thậm chí nhiều người đã coi dự án này như một bảo tàng thất bại.
Chủ đầu tư dự án - Bộ GTVT quả thực đã thất bại ngay từ khi chuẩn bị đầu tư. Hiệu quả kinh tế của dự án được tính toán dựa trên những dự báo chưa lấy gì làm chắc chắn. Nguồn thu bù đắp thì bỏ quên chi phí vận hành. Hàng loạt quy định của pháp luật về đầu tư, mời thầu, điều chỉnh vốn… đã bị phá vỡ để phục vụ dự án. Nhưng đổi lại chỉ là lời hẹn chạy tàu cứ lùi mãi càng lúc càng xa. Mỗi một đồng tiền thuế thu từ người dân để trả nợ lãi, nợ gốc cho dự án đang bị sử dụng một cách vô nghĩa.
“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, nên trước khi đổ lỗi, quy trách nhiệm cho nhà thầu Trung Quốc, Bộ GTVT cần xem xét lại trách nhiệm và hiệu quả công việc của chính mình. Là cơ quan tham mưu chính cho Chính phủ, đưa ra các kiến nghị từ chấp thuận đầu tư, lựa chọn nhà thầu cho đến tăng vốn, tăng nợ của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Bộ GTVT phải chịu trách nhiệm chính về thất bại này. Nhưng trên hết là món nợ mà người dân cả nước đang phải gánh chịu cần phải có biện pháp giải quyết. Bộ GTVT cần nhìn thẳng vào bản chất của sự việc và phải sớm có hành động quyết liệt để không lãng phí thời gian cũng như tiền bạc của Nhà nước và Nhân dân.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Bất cập trong tổ chức sát hạch lái xe

Bất cập trong tổ chức sát hạch lái xe

04 Jul, 06:51 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đã bắt đầu tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe, song vẫn còn hơn 70.000 người dân chờ tới lượt. Nhu cầu cao nhưng sát hạch lại “nhỏ giọt” khiến áp lực ngày càng lớn, đòi hỏi các cơ quan chức năng sớm có giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong lĩnh vực này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ