Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dự án Luật An ninh mạng: Tranh luận về quy định đặt máy chủ ở Việt Nam

Kinhtedothi - Ngày 23/11, Quốc hội thảo luận về Dự án Luật An ninh mạng. Trong đó, quy định "nhà cung cấp dịch vụ mạng phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Việt Nam" đang có những quan điểm khác nhau.
Với phân tích môi trường thông tin mạng tốt cũng nhiều mà xấu cũng không ít, ĐB Nguyễn Hữu Cầu (đoàn Nghệ An) ủng hộ quy định này. ĐB cho rằng: Nghĩa vụ của Nhà nước là phải loại bỏ thông tin độc hại cho người dùng và phải chống thất thu thuế nên Dự Luật phải góp phần giải quyết 2 nhiệm vụ đó. Đồng thời phân tích, “việc cung cấp dịch vụ của các DN nước ngoài là thu lợi nhuận, phải bình đẳng như các DN khác. Ta chỉ yêu cầu đặt máy chủ, quản lý người dùng Việt Nam, không phải đặt toàn bộ máy chủ dữ liệu vì máy chủ dữ liệu cung cấp cho nhiều quốc gia. Đã có 14 nước trên thế giới yêu cầu các nhà mạng thực hiện nhiệm vụ này”.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu (đoàn Nghệ An) phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) bày tỏ phân vân trước quy định này. Bởi quy định như vậy mâu thuẫn với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. ĐB Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Giang) cũng không đồng tình quy định này và cho rằng, cần tăng cường quản lý mạng xã hội, tăng cường mức phạt các thông tin không chính xác.

Theo ĐB Nguyễn Quốc Bình (đoàn Hà Nội), quy định này chưa hợp lý. Cần thanh, kiểm tra đột xuất về dữ liệu và truyền tải để quản lý tốt hơn và không đi ngược với tiến trình hội nhập. DN ngoại phải giải trình khả năng truyền tải thông tin mật quốc gia thông qua các báo cáo định kỳ.

Một số ý kiến khác cũng cho rằng, việc đặt máy chủ dữ liệu ở đâu không quan trọng bằng việc quản lý sử dụng dữ liệu đó ra sao. ĐB Trần Hồng Hà (đoàn Vĩnh Phúc) chỉ ra trên thực tế, các DN cung cấp dịch vụ viễn thông như Google, Facebook chỉ có một số trung tâm dữ liệu để chứa máy chủ trên toàn thế giới, không phải ở nước nào cũng đặt máy chủ. “Quy định như Dự Luật sẽ khó thực hiện, nếu các DN nước ngoài như Google, Facebook không chấp nhận đặt máy chủ tại Việt Nam, người dùng tại Việt Nam sẽ không thể sử dụng hai dịch vụ này với nhiều dịch vụ tiện ích, sẽ làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế" - ĐB nêu.

Về sự cần thiết có ban hành Luật hay không cũng là vấn đề gây tranh luận. Theo ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng), chỉ cần bổ sung các quy định còn thiếu vào các Luật hiện hành như Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh quốc gia. Bởi các điều trong Dự Luật cho thấy, cùng lúc có nhiều cơ quan quản lý vấn đề an ninh mạng như Bộ TT&TT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng… Điều này sẽ tạo thêm thủ tục hành chính, gây khó khăn cho DN. Trong khi đó, một số ĐB khác cho rằng, ban hành Luật là cần thiết, nhưng phải nghiên cứu thật kỹ, xây dựng Luật chuẩn, lấy lợi ích dân tộc quốc gia trên hết, tránh chồng chéo, không để nhiều cơ quan cùng quản lý một lĩnh vực.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

11 Jul, 03:21 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, tại Trụ sở UBND xã Thường Tín, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 9) đã có buổi tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam TP sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp. Cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu chính tại xã Thường Tín kết nối với các điểm cầu tại các xã.

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

11 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thành lập 3 tổ công tác đặc biệt, tập trung chỉ đạo xuyên suốt theo từng lĩnh vực, từng địa bàn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ