Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dự án Nhà máy Nước mặt sông Đuống: Tầm nhìn xa cho đô thị Hà Nội

Kinhtedothi - Dự án Nhà máy Nước mặt sông Đuống được khởi công vào đầu năm 2017, đánh dấu mốc quan trọng, khẳng định chủ trương đúng đắn trong việc huy động các nguồn lực từ khu vực kinh tế ngoài Nhà nước để đầu tư phát triển hạ tầng của Hà Nội.

Nhân dịp năm mới Mậu Tuất, Kinh tế & Đô thị có cuộc trò chuyện với bà Đỗ Kim Liên - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nước mặt sông Đuống xung quanh vấn đề thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cấp nước sạch sinh hoạt.
Bà Đỗ Kim Liên - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nước mặt sông Đuống.
Bà đánh giá như thế nào về ý nghĩa của dự án?

- Về mặt xã hội và cộng đồng, dự án Nhà máy Nước mặt sông Đuống góp phần mở ra một hướng mới về đa dạng hóa các thành phần kinh tế trong sản xuất và kinh doanh nước sạch, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động. Đồng thời nâng cao sức khỏe của người dân trong việc hưởng lợi từ sử dụng nước sạch.

Khi xây dựng một mạng lưới để cung cấp đầy đủ nước sạch ra vùng ngoại ô thì rõ ràng giãn được dân cư ra các vùng ven bên ngoài, góp phần giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông trong nội đô. Đó là một trong những mục tiêu xã hội với tầm nhìn xa của TP.

Đâu là động lực để một DN tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này, thưa bà?

- Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã từng nói, Hà Nội sẽ là nơi gieo mầm những ước mơ khởi nghiệp kinh doanh, những hoài bão xây dựng sự nghiệp có tầm ảnh hưởng vượt khỏi biên giới quốc gia. Chúng tôi xem đây là động lực lớn, là cơ hội và cũng là một nhiệm vụ quan trọng để đầu tư sản xuất, kinh doanh nước sạch theo hướng phát triển “nước sạch toàn dân”. Đặc biệt, trong quá trình triển khai dự án, chúng tôi nhận được sự hỗ trợ rất tích cực từ các cấp chính quyền, sở, ban, ngành đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư.

Bà có thể cho biết về công nghệ xử lý nước để đạt yêu cầu có thể uống ngay tại vòi?

- Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ những dây chuyền công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất trong lĩnh vực xử lý nước sạch đã sử dụng phổ biến trên thế giới. Quy trình công nghệ xử lý nước chính của Công ty bao gồm các bước như oxy hóa sơ bộ để xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ rong tảo; nước thô sẽ được sơ lắng và bơm lên hệ thống xử lý qua các bể lắng lamella; bể lọc nhanh trọng lực, bể chứa nước sạch và khử trùng nhằm tuân thủ nghiêm ngặt chất lượng nước sau xử lý đáp ứng quy chuẩn Việt Nam do Bộ Y tế ban hành đối với chất lượng nước sinh hoạt và ăn uống.

Xin cảm ơn bà!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Những "bóng hồng" trên thương trường xứng danh với nửa kia thế giới

Những "bóng hồng" trên thương trường xứng danh với nửa kia thế giới

07 Mar, 08:03 AM

Kinhtedothi - “Giỏi việc nước đảm việc nhà”, những “bóng hồng” đang chèo lái doanh nghiệp trên thương trường đã và đang khẳng định bản lĩnh trong kỷ nguyên mới. Ở họ có những lối đi riêng để hài hoà giữa công việc và gia đình, xứng danh với nửa còn lại của thế giới.

Hé lộ mức thu nhập "khủng" của các nữ tướng doanh nghiệp

Hé lộ mức thu nhập "khủng" của các nữ tướng doanh nghiệp

16 Feb, 08:01 AM

Năm 2024, nhiều nữ lãnh đạo doanh nghiệp lớn tại Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn với mức thu nhập ấn tượng. Bà Mai Kiều Liên (Vinamilk) nhận gần 7,5 tỷ đồng, bà Nguyễn Thị Mai Thanh (REE) có hơn 6 tỷ đồng, trong khi bà Nguyễn Thị Trà My (PAN) đạt 4,8 tỷ đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn “chiêu hiền, đãi sĩ”

Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn “chiêu hiền, đãi sĩ”

23 Dec, 08:37 AM

Kinhtedothi-9 năm hoạt động, Hiệp hội Doanh nhân tiêu biểu Hồng Lam do ông Nguyễn Trường Sơn làm Chủ tịch Hội đã vinh dự được nhận 3 Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và 1 Bằng khen của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ