Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dự án Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục: Bế tắc trong giải phóng mặt bằng

Kinhtedothi - Kể từ khi được Chính phủ và UBND TP Hà Nội phê duyệt năm 2018, đến nay, dự án Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục vẫn chưa thể khởi công do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB).
Đường mới từ Hoàng Cầu đến Voi Phục (đường kẻ đỏ) nằm trong tuyến Vành đai 1 thuộc 2 quận Đống Đa và Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Đỗ Quân
Giậm chân tại chỗ
Tháng 12/2017, Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục. Tháng 10/2018, UBND TP Hà Nội phê duyệt Dự án với thời gian dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2018 - 2020. Vậy nhưng đến thời điểm này, Dự án vẫn giậm chân tại chỗ. Ngay cả hai hạng mục cấp bách cần làm trước là cầu vượt nút giao: Nguyễn Chí Thanh - Đê La Thành và cầu vượt nút giao Giảng Võ - Đê La Thành cũng chưa có mặt bằng để khởi công.
Vấn đề lớn nhất mà Dự án vấp phải là công tác GPMB do không có sự đồng thuận của nhiều hộ dân. Trong đó một số hộ dân tại khu vực Hoàng Cầu (Đống Đa) vẫn quyết liệt phản đối quy hoạch, thiết kế tuyến đường, không chấp thuận di dời. Hàng trăm hộ dân khác tại khu vực 3 phường: Thành Công, Giảng Võ, Ngọc Khánh (Ba Đình) chưa chấp thuận phương án giá bồi thường, hỗ trợ.
Theo thống kê của Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp TP Hà Nội - chủ đầu tư Dự án thì hiện việc đo vẽ, kiểm đếm đất và tài sản trên đất tại khu vực 3 phường của Ba Đình vẫn chưa hoàn thành. Riêng khu vực hai cầu vượt mới chỉ có 160/441 thửa đất được đo đạc; 28/441 hộ được kiểm đếm tài sản. Đáng nói là khu vực chợ Thành Công với hơn 1.490m2 mặt bằng đã có quyết định phê duyệt phương án, đã chi trả tiền nhưng chưa thu hồi được mặt bằng.
Lãnh đạo UBND phường Thành Công cho biết, hiện vẫn còn một số hộ kinh doanh cho rằng mức hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất của Nhà nước còn thấp nên chưa đồng thuận bàn giao mặt bằng. “Mức hỗ trợ cho các hộ kinh doanh hiện nay là từ khoảng 10 - 100 triệu đồng và được áp dụng cao nhất theo đúng quy định của Nhà nước, căn cứ trên mức thuế nộp hàng năm của các hộ” - vị này cho hay. Có thể thấy, công tác GPMB dự án Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục hiện quá phức tạp và bế tắc. Người dân không đồng tình và cho rằng mức hỗ trợ về đất, tài sản, cũng như ổn định đời sống đều quá thấp.
Địa phương loay hoay
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc chậm trễ trong công tác GPMB không chỉ khiến Dự án chậm tiến độ mà còn làm phát sinh nhiều khó khăn khác, càng ngày càng phức tạp hơn. Thạc sĩ quản lý đô thị Phan Trường Thành nhận định: “Các dự án chậm trễ nhiều năm thường gặp chung một số rủi ro như trượt giá nguyên vật liệu, nhân công hay thay đổi chính sách, đơn giá bồi thường hỗ trợ. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến đội vốn, khiếu kiện kéo dài, thậm chí là tiếp tục chậm trễ thêm nhiều năm đối với các dự án”.
Có ý kiến cho rằng, cần tìm ra nguyên nhân vì sao giá hỗ trợ, bồi thường GPMB lại không được người dân đồng tình và cho rằng quá thấp so với thực tế. Thạc sĩ kinh tế Lê Trung Hiếu nhận định: “Câu chuyện “giá Nhà nước” thấp hơn giá thị trường, có phần nguyên nhân chủ quan từ phía người dân”.
Ông Lê Trung Hiếu phân tích, căn cứ tính toán, lập bảng giá bồi thường về đất hay hỗ trợ sản xuất đều được lấy từ số liệu do cơ quan quản lý thuế, tài chính. Nếu số liệu giá đất mua bán hay thu nhập kinh doanh được người dân cung cấp chính xác cho cơ quan thuế, chắc chắn mức bồi thường, hỗ trợ sẽ được xây dựng phù hợp hơn với thực tế. “Hiện có những người dân bán nhà giá cao nhưng làm giấy tờ mua bán lại giá thấp để tránh phải nộp nhiều thuế hay kinh doanh không khai báo đầy đủ doanh thu để giảm thuế nên mới dẫn đến căn cứ xây dựng mức hỗ trợ, bồi thường không được như họ mong muốn” - ông Hiếu lý giải.
Đối với dự án Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục, cả hai quận: Đống Đa, Ba Đình đều đang bế tắc trong GPMB. Chính quyền địa phương cũng chưa đưa ra được giải pháp nào hiệu quả, chưa tham mưu được cho TP về những điều chỉnh cần thiết để đẩy nhanh tiến độ Dự án. Và sự chậm trễ này sẽ còn kéo dài đến bao giờ, gây thêm bao nhiêu hệ luỵ về kinh tế - xã hội cho địa phương cũng như toàn TP nữa?
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

06 Jul, 07:00 AM

Kinhtedothi - Dù đang chịu áp lực từ dư cung và chi phí sản xuất cao, ngành xi măng Việt Nam tiếp tục cho thấy sức bật khi tiêu thụ dự kiến tăng 2 – 3% trong năm 2025, lên mức 95 – 100 triệu tấn. Không chỉ là hiệu ứng từ đầu tư công, lực đẩy còn đến từ xu hướng đổi mới xanh, tín dụng ưu đãi, cải tiến công nghệ đón đầu bước ngoặt bứt phá trong nửa cuối năm.

Áp lực với nhà thầu, người dân

Áp lực với nhà thầu, người dân

04 Jul, 06:54 AM

Kinhtedothi - Giá vật liệu xây dựng (VLXD) tại Hà Nội đang có sự chênh lệch rõ rệt giữa các khu vực nội thành, ven đô và ngoại thành. Tình trạng này đang gây ra những tác động lớn tới công tác lập dự toán công trình, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, hiệu quả đầu tư và cả người dân, những người phải gánh chi phí xây dựng ngày một tăng cao.

Phát triển Khu dân cư Xương Huân - Vạn Thạnh theo hướng đô thị ven biển hiện đại

Phát triển Khu dân cư Xương Huân - Vạn Thạnh theo hướng đô thị ven biển hiện đại

02 Jul, 10:46 AM

Kinhtedothi - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu dân cư các phường Xương Huân - Vạn Thạnh nhằm cụ thể hóa định hướng phát triển đô thị ven biển, tạo quỹ đất phục vụ dân sinh, thương mại, dịch vụ và du lịch với các công trình từ 33 - 40 tầng.

Tạo động lực tăng trưởng

Tạo động lực tăng trưởng

02 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Dự án Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội là dự án trọng điểm của Thủ đô với kỳ vọng tạo động lực để Hà Nội thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ sinh học. Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 2788/QĐ-UBND phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội, tỷ lệ 1/2000.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ