Đức và ASEAN thắt chặt quan hệ hợp tác
-
Điểm nhấn công nghệ tuần: Tên miền '.vn' đứng đầu khu vực ASEAN về số lượng đăng ký sử dụng
- ASEAN và các đối tác đàm phán về hiệp định thương mại tự do khu vực
- Việt Nam có lộ trình cụ thể để tiếp quản vị trí Chủ tịch ASEAN 2020
Ngày 2/11, Đức sẽ chính thức gia nhập Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác tại Đông Nam Á (TAC). Đối với nước Đức, đây là một bước quan trọng trong việc tăng cường quan hệ với ASEAN, một cộng đồng ngày càng trở nên quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác thể hiện niềm tin chung của chúng ta vào chủ nghĩa đa phương và hợp tác khu vực cũng như vào đối thoại và giải quyết xung đột một cách hòa bình dựa trên các quy định chung. ASEAN đã cam kết thực hiện các nguyên tắc này và nước Đức cũng vậy. Trật tự quốc tế mang tính đa phương và dựa trên luật lệ hiện đang bị đe dọa, chính vì vậy điều quan trọng là những nước tranh đấu cho các nguyên tắc cơ bản này cần chung tay và nhân đôi các nỗ lực của mình nhằm chống lại chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa dân túy và sự chú trọng mang tính thiển cận vào chủ nghĩa dân tộc vị kỷ cực đoan. Vì vậy, nước Đức đã đưa ra sáng kiến xây dựng một liên minh ủng hộ chủ nghĩa đa phương – một mạng lưới các quốc gia cam kết duy trì và thúc đẩy trật tự dựa trên luật lệ cũng như tăng cường hợp tác và củng cố các giá trị của Liên Hợp quốc.
Ảnh minh họa. |
Do đó, với vai trò là thành viên lớn nhất của Liên minh Châu Âu, Đức hoan nghênh lời mời gia nhập Hiệp ước quan trọng này của ASEAN, một Hiệp ước với số lượng các nước thành viên ngày càng gia tăng. Đức ghi nhận sự quyết tâm của ASEAN trong việc mở rộng hợp tác khu vực tới các đối tác có quan tâm và cùng chí hướng. Việc gia nhập Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác của Đức là sự bổ sung, tiếp nối sự gia nhập của Liên minh Châu Âu vào năm 2012. Đức sẽ nỗ lực để tạo nên sức mạnh tổng hợp và bổ sung lẫn nhau trong việc hỗ trợ và hợp tác với các đối tác tại Đông Nam Á.
Đức có mối quan hệ truyền thống và gần gũi với tất cả các nước thành viên của ASEAN. Đối với đa số các quốc gia này, nước Đức là một đối tác lớn trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu và hàn lâm cũng thể hiện cam kết của nước Đức trong việc chia sẻ các tiến bộ đạt được trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chương trình hợp tác phát triển của Đức được thiết kế để chủ động hỗ trợ sự tăng trưởng bền vững trong khu vực.
Năm 2016, nước Đức đã trở thành “đối tác phát triển” đầu tiên của ASEAN. Nước Đức luôn chủ động hỗ trợ các sáng kiến khu vực của ASEAN trong các lĩnh vực phát triển bền vững, hội nhập khu vực và nâng cao năng lực. Đối với nước Đức, ASEAN không chỉ là một đối tác phát triển: Đức còn coi khu vực này là trung tâm của sự tăng trưởng và năng động cũng như là trung tâm của các xã hội dân sự luôn nỗ lực vì sự cởi mở, dân chủ và pháp quyền.
Đức cũng coi ASEAN là một đối tác an ninh với vai trò ngày càng quan trọng hơn. Từ đầu năm 2019, Đức hợp tác chặt chẽ với Indonesia trên cương vị là hai Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Chúng tôi cũng đang hướng tới sự hợp tác tương tự với Việt Nam khi quốc gia này trở thành Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào đầu năm 2020. Nước Đức ghi nhận các đóng góp quan trọng của nhiều nước ASEAN trong việc thực thi các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc trên phạm vi toàn cầu. Tại nhiều nước xảy ra khủng hoảng, quân đội Đức và quân đội các nước ASEAN luôn phối hợp chặt chẽ với nhau.
Là một trong những đầu tàu thương mại của thế giới, Đức luôn coi trọng sự ổn định trong khu vực, trong đó bao gồm cả các quyền tự do theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Đức mong muốn tăng cường đối thoại với khu vực này, đặc biệt là khi ASEAN đảm nhiệm vai trò lãnh đạo quan trọng trong việc kiến thiết một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hòa bình, kết nối và lớn mạnh.
Với việc gia nhập Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác này, Đức cam kết sẽ trở thành một đối tác chủ động, đáng tin cậy và sẵn sàng hỗ trợ của ASEAN trên chặng đường duy trì và phát triển một môi trường khu vực hòa bình và thịnh vượng. Đức sẵn sàng chia sẻ tri thức và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực: từ an ninh, quản lý khủng hoảng tới công nghệ và kết nối.
Thông qua vai trò của mình tại Liên minh Châu Âu, Đức cam kết sẽ thực hiện bổn phận của mình để đưa hai khu vực xích lại gần nhau hơn. Đức đang ủng hộ các nỗ lực nhằm tái khởi động các cuộc đàm phán liên khu vực về việc ký kết một Hiệp định Thương mại tự do bổ sung cho các Hiệp định Thương mại tự do song phương hiện có.
Trên cương vị là Chủ tịch Liên minh Châu Âu trong năm 2020, Đức sẽ nỗ lực hết mình để chính thức nâng cấp mối quan hệ EU-ASEAN lên Đối tác Chiến lược.
- Mỹ - Trung sẽ sớm chấm dứt thương chiến sau khi chốt thỏa thuận thương mại giai đoạn một?
- Giá dầu vọt lên mức cao nhất 3 tháng, leo dốc hơn 1% trong tuần
- Tổng thống Putin: Đối thoại Nga - Anh sẽ có lợi cho cả hai nước
- Chứng khoán thế giới trái chiều sau khi Mỹ - Trung đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn 1
-
Mỹ- Trung đạt thỏa thuận thương mại hạn chế, dừng thương chiến
Kinhtedothi - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dừng áp gói thuế với hàng hóa Trung Quốc khi Bắc Kinh đồng ý mua hàng nôn...XEM THÊM -
Đức bác bỏ mọi biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ chống Dòng chảy Phương Bắc 2
Kinhtedothi - Bất chấp sức ép của Mỹ, Bộ Ngoại giao Đức khẳng định dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 sẽ được hoàn thành.XEM THÊM -
Đảng Bảo thủ của ông Johnson giành chiến thắng lớn nhất từ năm 1987
Kinhtedothi - Với việc giành được số phiếu áp đảo, ông Boris Johnson cùng đảng Bảo thủ đã làm nên chiến thắng lớn nhấ...XEM THÊM -
Ông Trump đồng ý thỏa thuận thương mại hạn chế với Trung Quốc trước giờ G
Kinhtedothi - Thỏa thuận thương mại được thống nhất về mặt nguyên tắc sẽ ngăn chặn đợt thuế quan mới của Mỹ đối với h...XEM THÊM -
EU tiếp tục gia hạn lệnh trừng phạt chống Nga thêm 6 tháng
Kinhtedothi - Các biện pháp trừng phạt hiện tại của Liên minh châu Âu (EU) áp đặt đối với Nga sẽ hết hiệu lực vào ngà...XEM THÊM -
Giá dầu chạm đỉnh 3 tháng khi Mỹ - Trung đạt thỏa thuận thương mại về nguyên tắc
Kinhtedothi - Giá dầu thế giới tăng mạnh trong phiên ngày 13/12 nhờ tâm lý lạc quan đối với thỏa thuận thương mại Mỹ ...XEM THÊM
-
Nga hành động “có đi có lại”, tuyên bố trục xuất hai nhà ngoại giao Đức
Kinhtedothi - Bộ Ngoại giao Nga vừa thông báo đã liệt 2 nhân viên Đại sứ quán Đức là nhà ngoại giao không được hoan nghênh và 2 người này phải rời khỏi Nga trong vòng 7 ngày tới.12-12-2019 19:24
-
Thổ Nhĩ Kỳ phản pháo việc Quốc hội Mỹ tung “đòn” trừng phạt vì mua hệ thống S-400
Kinhtedothi - Ankara nói rằng việc Ủy ban Thượng viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt liên quan đến S-400 và cuộc chiến ở Syria là “một biểu hiện của sự thiếu tôn trọng”.12-12-2019 18:41
-
Bảo hoàng hơn vua
Kinhtedothi - Quốc hội Mỹ theo đuổi đồng thời hai mục đích riêng của Mỹ với bộ luật mới về đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 từ Nga trực tiếp sang Tây Âu.12-12-2019 17:32
-
Phiên xét xử ngắn tại Thượng viện Mỹ có thế giúp ông Trump “giải quyết gọn” vụ luận tội
Kinhtedothi - Dan Kovalik, luật sư nhân quyền và lao động phát biểu với tờ Sputnik rằng một phiên điều trần kéo dài có thế gây bất lợi cho đảng Cộng hòa và Tổng thống Donald Trump.12-12-2019 14:20
-
Bỉ thúc đẩy dự án phát triển toàn diện cho tỉnh Kon Tum
Kinhtedothi - Đại sứ Paul Jansen đang có chuyến thăm chính thức tại tỉnh Kon Tum từ ngày 11-13/12.12-12-2019 11:35
- Hà Nội tiếp tục có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm
- Vì sao Hà Nội đang ở mức ô nhiễm cao nhất tính từ đầu năm đến nay?
- Bộ Y tế khuyến cáo người dân bảo vệ sức khỏe khi không khí ô nhiễm nghiêm trọng
- Xuất hiện tập đoàn nước ngoài muốn sửa triệt để mặt cầu Thăng Long
- Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung thăm, chúc mừng Giáng sinh Tòa Tổng giám mục
- Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải: Chuẩn bị mọi mặt để tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp
- [Video] HLV Vũ Ngọc Lợi: "Bà mẹ một con Nguyễn Thị Huyền đã vươn tầm châu lục"
- Hà Nội: Điều kiện thời tiết là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí
- Hà Nội công nhận 30 sản phẩm công nghiệp chủ lực