Dừng lại là tụt hậu
Kinhtedothi - Việt Nam không thể chấp nhận vị trí hiện tại về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Chúng ta hoàn toàn có thể làm được, ít nhất cũng phải bằng mức trung bình của các nước ASEAN - 6 vào cuối năm 2015.
Đây không phải là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh về sự cần thiết của việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư đặc biệt là trong lĩnh vực thuế, hải quan. Không phải ngẫu nhiên mà sau khi làm việc, chỉ đạo ngành thuế và hải quan (tháng 3/2014), vấn đề cải cách hành chính lĩnh vực này lại được đề cập đến nhưng có những cập nhật từ thực tế và mức đòi hỏi cao hơn trước. Thực tế cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan có tác động đến nhiều các ngành, lĩnh vực khác, từ DN mới vào làm dự án, đầu tư, du lịch cho tới hàng hóa xuất nhập khẩu… Thêm vào đó là vai trò quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện ở mức khoảng 300 tỷ USD, gấp đôi GDP. Mặc dù 2 lĩnh vực này ghi nhận những tiến bộ đáng kể trong việc giảm thủ tục cũng như thời gian thực hiện. Cụ thể số giờ thực hiện các thủ tục về thuế giảm được khoảng 370 giờ, lĩnh vực Hải quan, đã giảm được 25 - 30% về thời gian (còn 15 - 16 ngày). Tuy nhiên, để đáp ứng với yêu cầu mà Cộng đồng kinh tế ASEAN đề ra và xa hơn là yêu cầu hội nhập chung vào nền kinh tế thế giới, những nỗ lực này vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới và không phải của riêng mỗi ngành, lĩnh vực. Chỉ trong lĩnh vực hải quan cho thấy, thủ tục hải quan chỉ chiếm 28% (5,88 ngày) thời gian làm thủ tục, còn lại là của các bộ quản lý chuyên ngành và thời gian ở cảng (đơn cử công tác kiểm dịch, kiểm tra tiêu chuẩn, chất lượng của 11 cơ quan quản lý Nhà nước). Những kết quả thời gian qua là đáng ghi nhận, nhưng chỉ là so với trước đây. Cải thiện môi trường kinh doanh mặc dù không còn dừng lại ở “quyết tâm” chung chung mà đã chuyển biến tích cực nhưng quá trình này hoàn toàn có thể đẩy mạnh hơn nữa bởi nó không hề tốn kém tiền bạc mà chỉ đòi hỏi nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm của từng ngành, lĩnh vực, tổ chức, DN. Trong khi yêu cầu tạo dựng môi trường kinh doanh có sức cạnh tranh cao, tái cơ cấu, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, mở rộng thị trường… vẫn còn ngổn ngang những việc cần làm ở phía trước thì thỏa mãn, dừng lại với những việc đã làm đồng nghĩa với tụt hậu.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
- Báo chí quốc tế “giải mã” niềm tin của người dân Việt Nam với Đảng
- “Con đường hoa” chào mừng Đại hội Đảng của cán bộ, nhân dân phường Quan Hoa
- TP Hồ Chí Minh: Tái diễn nạn gọi điện giả cơ quan điều tra để lừa đảo
- Thủ tướng bổ nhiệm 2 Phó Tư lệnh
- Điện thoại 2G, 3G sẽ không được sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam từ 1/7/2021
- Cơ hội lớn cho công nghiệp hỗ trợ
- Thất bại trước tân binh của V-League, HLV trưởng Sài Gòn lại đổ lỗi cho mặt sân
- [Giữ gìn vẻ đẹp Tết cổ truyền] Bài cuối: Mong muốn bảo tồn và phát huy văn hóa Tết
- Đào Vân Hồ được dán tem chứng thực phục vụ người dân Hà Nội chơi Tết