Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đừng thờ ơ với bệnh dại

Kinhtedothi - Mặc dù bệnh dại có thể phòng được bằng vaccine, tuy nhiên mỗi năm vẫn có hàng trăm người tử vong và hàng trăm nghìn người phơi nhiễm với loại virus nguy hiểm này. Các chuyên gia cảnh báo, nguy cơ bùng phát bệnh dại rất cao, đặc biệt là mùa nắng nóng.
 Tổ bắt chó thả rông trên địa bàn quận Tây Hồ.

Phong trào nuôi chó, mèo cảnh đang phát triển mạnh vài năm gần đây. Tuy nhiên, người dân chưa thực sự quan tâm tới việc tiêm phòng vaccine dại cho đàn chó, mèo. Cùng với đó, tình trạng chó, mèo thả rông không đeo rọ mõm tại các khu dân cư hay vùng nông thôn khá phổ biến. Đây chính là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ bùng phát bệnh dại trong cộng đồng. Hậu quả là không ít người phải bỏ mạng vì bị chó, mèo dại cắn.
Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), năm 2019 cả nước có 400.000 người phơi nhiễm với virus dại, trong đó có 75 người tử vong. Trong giai đoạn 2016 – 2019, qua giám sát 1.000 con chó của 4 tỉnh, kết quả tỷ lệ chó có virus dại lên tới 10,42%. Đây là con số đáng báo động đối với một dịch bệnh nguy hiểm. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2020 tới nay, cả nước đã ghi nhận 35 ca tử vong do bệnh dại, trong đó Hà Nội có 1 ca ở Cầu Giấy.
Theo Phó Cục trưởng Cục Thú y Đàm Xuân Thành, người bị chó, mèo cào, cắn ở vị trí xa thần kinh T.Ư nhưng vật nuôi đã được tiêm phòng dại trong vòng 15 ngày thì không cần tiêm phòng. Trong trường hợp chó, mèo không được tiêm phòng, dù vết cắn nhẹ nhưng vẫn phải tiêm cả huyết thanh kháng dại và vaccine phòng dại, bởi nguy cơ tử vong là 100% khi lên cơn dại.
Ông Thành khuyến cáo, hiện tại đang là mùa cao điểm của bệnh dại hàng năm (thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10), nếu không dự phòng tốt thì nguy cơ bùng phát bệnh dại là rất lớn. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là mặc dù biết được mức độ nguy hiểm của bệnh dại và được cán bộ thú y vận động tham gia tiêm phòng dại cho chó, mèo nhưng đa số người dân vẫn chủ quan, thờ ơ với dịch bệnh. Nhiều tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt thấp (dưới 40% tổng đàn). “Hiện nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị, do đó biện pháp hiệu quả nhất là chủ động tiêm phòng vaccine dại cho chó, mèo. Chúng ta nên chủ động phòng dịch chứ đừng chạy theo dịch” – ông Thành khuyến cáo.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sau khi ăn tiết canh, nam thanh niên nguy kịch tính mạng

Sau khi ăn tiết canh, nam thanh niên nguy kịch tính mạng

03 Jul, 11:36 AM

Kinhtedothi - Ngày 3/7, Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới T.Ư thông tin, khoa Cấp cứu của BV đang điều trị cho một bệnh nhân nam (30 tuổi, trú tại Hải Phòng) trong tình trạng nguy kịch nghi do nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh.

Bộ Y tế quy định 5 điểm mới về kê đơn thuốc 

Bộ Y tế quy định 5 điểm mới về kê đơn thuốc 

02 Jul, 03:59 PM

Kinhtedothi - Thông tư số 26/2025/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có 5 điểm mới.

Bệnh nhân tai nạn giao thông chết não, hiến tạng hồi sinh 5 người bệnh

Bệnh nhân tai nạn giao thông chết não, hiến tạng hồi sinh 5 người bệnh

02 Jul, 11:31 AM

Kinhtedothi - Ngày 2/7, theo thông tin từ Bệnh viện E, đơn vị triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác. Đây là lần thứ 2 Bệnh viện triển khai thành công kỹ thuật lấy đa tạng gồm tim, gan và giác mạc từ người cho chết não.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ