Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1 tê liệt do mưa lũ

Kinhtedothi - Sáng 25/11, ông Lê Hồng Sơn - Phó Giám đốc Chi Nhánh vận tải đường sắt Nha Trang cho biết, từ 21h30 đêm qua (24/11), mưa lớn do ảnh hưởng từ bão số 9 khiến tuyến đường sắt tại 2 khu vực (Suối Cát, Cam Lâm, Khánh Hòa) và Ninh Thuận bị ngập.
Đường sắt và đường bộ qua tỉnh Khánh Hòa đang tê liệt do mưa lũ từ bão số 9​.
Đến sáng nay (25/11), có tổng cộng 7 đoàn tàu bị mắc kẹt không thể di chuyển. Mỗi đoàn tàu có khoảng 350 hành khách, ước tính lượng khách bị mắc kẹt khoảng gần 2.500 khách.
Để khắc phục tình hình, ngành đường sắt đã hợp đồng với 13 xe khách đến các ga để thực hiện trung chuyển hành khách ở 2 điểm này đến các ga kế tiếp để tiếp tục hành trình.
Ông Nguyễn Như Bình - Giám đốc Công ty Cổ phần đường sắt Phú Khánh thông tin thêm, nguyên nhân tàu không thể chạy được là do mưa lớn làm ngập đường ray, có một số điểm nước chảy siết cuốn trôi đá, hổng chân ray. Sau khi nước rút, đơn vị mới có thể tiến hành gia cố để phục vụ công tác chạy tàu.
Trong khi đó, ông Chu Văn Dũng - Chánh Văn phòng Công ty Cổ phần đầu tư BOT 194 (Chủ đầu tư Quốc lộ 1 qua địa bàn TP Cam Ranh và một phần huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) cho biết, đến sáng cùng ngày toàn bộ đoạn tuyến quản lý đã bị ngập sâu trong nước.
Đến khoảng 9h tuyến đường đã bị tê liệt hoàn toàn, các phương tiện không thể lưu thông do nước ngập sâu và chảy siết. Không chỉ vậy, nhiều khu vực dải phân cách bị xô ngã dù mới được dựng lại trong đợt mưa lũ ngày 18/11 vừa qua.
"Cầu Đồng Bà Thìn đã bứt một bên mố có nguy cơ hư hỏng sập cầu, rất nguy hiểm. Đây là cầu cũ công ty mới báo cáo Bộ Giao thông vận tải để xin làm lại, tuy nhiên chưa kịp làm thì xảy ra hai đợt lũ lớn này. Chưa bao giờ thấy mực nước lên cao như vậy. Ngay cả Quốc lộ 27B cũng bị chìm trong biển nước. Đây là tuyến đường được Bộ Giao thông vận tải ủy thác cho Sở Giao thông vận tải bảo trì", báo Khánh Hòa dẫn lời ông Dũng cho biết.
Hiện nay, công ty đang cho người và phương tiện túc trực tại các điểm ngập sâu phân luồng giao thông và huy động máy móc để có phương án di chuyển một số khối bê tông dải phân cách cho nước thoát.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

07 Jul, 04:50 AM

Kinhtedothi - Vấn đề kiểm định khí thải đối với xe máy đã được đưa ra bàn thảo, chuẩn bị thực hiện từ nhiều năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa thể thống nhất được thời gian và cách thức triển khai. Nguyên nhân chính là lượng xe máy trên toàn quốc quá lớn, nếu chỉ trông chờ vào hệ thống đăng kiểm hiện có, sẽ tiếp tục phải trì hoãn quá trình này thêm vài năm nữa.

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ