Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cháy nổ

Kinhtedothi - Đó là khẳng định của ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) về công tác đảm bảo an toàn cháy nổ cho tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Tại Hà Nội diễn ra buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Tuyến đường sắt trên cao đầu tiên tại Hà Nội vận hành như thế nào?” diễn ra hôm nay, với mục đích cung cấp những thông tin mới nhất về tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông cũng như làm rõ các phương án để người dân Thủ đô có thể tiếp cận loại hình giao thông này dễ dàng, hiệu quả, an toàn. Buổi tọa đàm có sự tham gia của đại diện các cục, vụ thuộc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), lãnh đạo Ban Quản lý Dự án Đường sắt Hà Nội, Sở GTVT Hà Nội và nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông và vận tải.
Sẽ có diễn tập cháy nổ nhiều lần
Trả lời câu hỏi về phương án phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn cho tình huống khẩn nguy trên tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, ông Vũ Hồng Trường cho biết, hiện nay, dự án đã hoàn thành đóng điện toàn tuyến và đang trong thời gian chạy thử nghiệm. Thời gian chạy thử sẽ kéo dài từ 3 - 6 tháng, sau đó sẽ thực hiện vận hành thương mại. “Trong kế hoạch vận hành thử thương mại tới đây sẽ có nội dung này, nội dung liên quan đảm bảo an toàn khi cháy nổ, hoặc khi có tình huống khẩn cấp xảy ra, trong đó có tình huống cháy nổ xảy ra thì ứng phó thế nào? Chúng tôi sẽ đưa vào đề cương vận hành thử. Việc này được xây dựng thành một tài liệu an toàn. Tuy nhiên để vận hành quy định này sẽ do cơ quan vận hành khai thác thương mại thực hiện” - ông Trường nói.
 Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sắp hoàn thành và đưa vào khai thác thương mại (Ảnh: Huy Hùng)
Vẫn theo ông Vũ Hồng Trường, để đảm bảo các phương án phòng chống cháy nổ và cứu hộ cứu nạn trên tuyến, trước khi đưa vào khai thác thương mại chắc chắn các đơn vị sẽ phải thực hiện diễn tập nhiều lần. Chỉ đến khi đảm bảo an toàn tuyệt đối mới đưa tuyến vào vận hành chính thức. Về quy định hàng hóa mang theo trên tàu điện, ông Trường khẳng định, sẽ không có quy định chặt chẽ như đối với đi trên máy bay nhưng khách đi tàu điện ở tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ không được mang hàng hóa mà chỉ được mang hành lý. “Hành lý được giới hạn bởi kích thước. Điều này được quy định tại hông tư của Bộ GTVT” - ông Trường cho hay.
Cần lắp đặt camera giám sát ở 12 nhà ga
Cũng trong buổi tọa đàm, đại diện Phòng CSGT – Công an TP Hà Nội đã có ý kiến về công tác đảm bảo ANTT và ATGT trên tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng - Phó trưởng Phòng CSGT Hà Nội khẳng định, lực lượng CSGT Hà Nội cũng sẽ vào cuộc đồng hành cùng các ban ngành để đảm bảo an toàn cho hành khách di chuyển cũng như trật tự ATGT, an ninh công cộng tại 12 ga thuộc tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. “Lực lượng CSGT cũng có kế hoạch tuyên truyền, phối hợp với công an khu vực, không để vi phạm phương tiện dừng đỗ, đón trả khách sai quy định, tránh hình thành bến “cóc” nhỏ cho xe ôm dừng đỗ trái quy định gây hỗn loạn khu vực lên xuống ga đường sắt” - Trung tá Hùng nói.
Đề cập tới việc cần tính tới phương án lắp đặt camera theo dõi tại các điểm lên xuống của 12 ga thuộc tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. "Việc lắp đặt camera giám sát giao thông là một trong các biện pháp nhằm nâng cao ý thức lái xe là không phải cứ lúc nào nhìn thấy lực lượng chức năng mới chấp hành. Việc tăng cường giám sát bằng camera trên toàn tuyến sẽ tạo nên tuyến phố thông minh, chỗ nào thường xuyên tập trung vi phạm thì nên có camera ghi nhận lại, để dù lực lượng chức năng không có mặt trên đường, thì ở mọi thời điểm, người tham gia giao thông vẫn chấp hành nghiêm quy định pháp luật" - Trung tá Hùng nhìn nhận.
Với độ dài toàn tuyến là 13km cùng 12 nhà ga, mỗi điểm lên xuống của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đều tiềm ẩn những nguy cơ giao thông phức tạp, Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng cho biết đồng ý với quan điểm phải lắp đặt camera giám sát ở 12 điểm dừng đón khách dọc tuyến. “Chúng tôi rất mong muốn có hệ thống camera trên tuyến này và trên cơ sở thực tế, chúng tôi sẽ có những kiến nghị cho phù hợp” - Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

07 Jul, 04:50 AM

Kinhtedothi - Vấn đề kiểm định khí thải đối với xe máy đã được đưa ra bàn thảo, chuẩn bị thực hiện từ nhiều năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa thể thống nhất được thời gian và cách thức triển khai. Nguyên nhân chính là lượng xe máy trên toàn quốc quá lớn, nếu chỉ trông chờ vào hệ thống đăng kiểm hiện có, sẽ tiếp tục phải trì hoãn quá trình này thêm vài năm nữa.

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ