Duyệt quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình
Kinhtedothi - Mục tiêu cụ thể của quy hoạch là xác định mức bảo đảm phòng, chống lũ cho vùng đồng bằng hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; xác định lũ thiết kế của tuyến sông có đê gồm lưu lượng lũ và mực nước lũ thiết kế.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Theo đó, phạm vi quy hoạch là khu vực trung du và đồng bằng hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, bao gồm địa phận 15 tỉnh, thành phố là: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên.
Mục tiêu chung của quy hoạch là chủ động phòng, chống lũ, bão trên lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình, góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng; làm cơ sở để lập và điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác có liên quan trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và làm cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương có liên quan thực hiện quản lý, điều hành công tác phòng, chống lũ, bão và xây dựng kế hoạch đầu tư các công trình phòng, chống lũ, bão, công trình đê điều trong trung, dài hạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu cụ thể là xác định mức bảo đảm phòng, chống lũ cho vùng đồng bằng hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; xác định lũ thiết kế của tuyến sông có đê gồm lưu lượng lũ và mực nước lũ thiết kế.
Đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo phòng, chống lũ theo tiêu chuẩn thiết kế cho hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; đề xuất giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả bãi sông phù hợp với quy định của Luật Đê điều và các quy định pháp luật có liên quan phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo điều kiện ổn định đời sống dân cư hiện có ở vùng bãi sông trên nguyên tắc bảo đảm an toàn đê điều, không ảnh hưởng lớn đến thoát lũ, chủ động dành không gian cho phát triển trong tương lai và ứng phó với những bất thường chưa lường hết được; đề xuất phương án quy hoạch hệ thống đê từ cấp III đến cấp đặc biệt trên toàn vùng đồng bằng và trung du sông Hồng, sông Thái Bình và đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch, dự kiến những hạng mục ưu tiên, ước tính nguồn lực để thực hiện.
Theo quy hoạch, giai đoạn từ năm 2016-2030, tập trung cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều; hoàn thiện quy trình vận hành các hồ chứa lớn ở thượng lưu; hoàn thiện mặt cắt đê, tu bổ nâng cấp chất lượng đê và công trình dưới đê; nâng cấp hạ tầng và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý đê điều; trồng rừng phòng hộ đầu nguồn; chỉnh trị cửa sông Đuống; chỉnh trị đoạn sông Hồng qua khu đô thị trung tâm thành phố Hà Nội.
Trong đó giai đoạn đến năm 2020, ưu tiên thực hiện cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều; nâng cấp đê vùng hạ du hệ thống sông Thái Bình, gồm: Sông Thái Bình, sông Kinh Thầy, sông Văn Úc, sông Gùa, sông Mía, sông Mới, sông Lạch Tray, sông Đá Bạch, sông Rạng, sông Kinh Môn và sông Cấm; nâng cấp đê bảo vệ Thủ đô Hà Nội và các đô thị tập trung đông dân cư; xây dựng trung tâm điều hành phòng, chống thiên tai, quản lý hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; nghiên cứu xây dựng công trình chỉnh trị đoạn cửa vào sông Đuống; chỉnh trị sông Hồng đoạn qua khu đô thị trung tâm của Hà Nội.
Sau năm 2030, tiếp tục hoàn thiện mặt cắt, nâng cao chất lượng thân, nền đê, cải tạo hệ thống đê kết hợp giao thông; cải tạo lòng dẫn tăng cường thoát lũ...
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
- Sự đồng thuận của người dân là yếu tố quyết định trong việc thu hồi đất
- Hà Nội: Đẩy mạnh triển khai phương án phân loại rác tại nguồn cho các hộ dân
- Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo nóng về vấn nạn buôn lậu xăng dầu
- Tai nạn giao thông mới nhất hôm nay 25/2: Ô tô mất lái trên đèo Bảo Lộc, một người chết, 3 người bị thương nặng
TAG:
-
Nhiều hãng hàng không sẵn sàng vận chuyển vaccine Covid-19
Kinhtedothi - Nhiều hãng hàng không trong nước đã đề xuất với cơ quan y tế vận chuyển vaccine phòng chống dịch Covid-19.XEM THÊM -
Chất lượng không khí Hà Nội sáng 25/2 cải thiện rõ rệt
Kinhtedothi – Sáng 25/2, chất lượng không khí Hà Nội có chuyển biến tích cực so với các ngày trong tuần, ghi nhận các...XEM THÊM -
[Bạn đọc viết] Đại lộ Thăng Long tiềm ẩn nguy cơ... hỏa hoạn
Kinhtedothi - Đại lộ Thăng Long (trừ đoạn từ hầm chui Trung Hòa đến cầu vượt Phú Đô được thường xuyên cắt tỉa, nên dả...XEM THÊM -
[Giảm trừ rác thải nhựa, túi nilon để bảo vệ môi trường] Bài 2: Cần các biện pháp quản lý quyết liệt
Kinhtedothi - Việt Nam hiện xếp thứ 5 trên thế giới về lượng rác thải nhựa thải xả ra đại dương mỗi năm. XEM THÊM -
Siết chặt quản lý trật tự đô thị trong mùa dịch
Kinhtedothi - Từ những ngày đầu năm mới Tân Sửu 2021, cùng với việc đảm bảo an ninh trật tự đô thị, chính quyền các đ...XEM THÊM -
Tăng tốc dự án cao tốc Bắc - Nam
Kinhtedothi - Cao tốc Bắc – Nam phía Đông đang bước vào giai đoạn “phi nước đại” với mục tiêu thông tuyến trong năm 2...XEM THÊM
-
Sân bay Tân Sơn Nhất sắp có khu đỗ xe cao tầng tại nhà ga T3
Kinhteddothi - Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong bản điều hỉnh Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn 2021 - 2030 vừa được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê...25-02-2021 09:10
-
Thời tiết hôm nay 25/2: Hà Nội có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Kinhtedothi - Hôm nay (25/2), thời tiết tại Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng. Đêm trời rét.25-02-2021 06:04
-
TP Hồ Chí Minh: Đề xuất “khai tử” xe thô sơ vào nội đô sau năm 2025
Kinhtedothi - Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh vừa có tờ trình gửi UBND TP về việc đề xuất cấm toàn bộ xe cơ giới 3 bánh và thô sơ 3-4 bánh chạy vào nội đô TP sau năm 2025.24-02-2021 20:27
-
Năm 2021: Dự kiến trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch TP Hà Nội
Kinhtedothi - Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư, hiện 3/63 quy hoạch tỉnh (gồm TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội và tỉnh Lâm Đồng) đang triển khai nhiệm vụ lập quy hoạch, dự kiến trình phê duyệt trong...24-02-2021 19:19
-
Vietnam Airlines bất ngờ muốn đem gần 10 nghìn tỷ đồng đầu tư vào sân bay Long Thành
Kinhtedothi - Vietnam Airlines muốn tham gia vào các dịch vụ hàng không tại sân bay Long Thành với tổng vốn đầu tư lên đến gần 10 nghìn tỷ đồng.24-02-2021 17:48
- Sự đồng thuận của người dân là yếu tố quyết định trong việc thu hồi đất
- Hà Nội công bố lịch và phương án tuyển sinh vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2021 - 2022
- Thêm 8 ca mắc mới Covid-19, trong đó 7 ca trong cộng đồng tại Hải Dương
- Việt Nam đang tích cực đàm phán với các nguồn cung cấp vaccine ngừa Covid-19
- Việt Nam lên tiếng về thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát giàn khoan Hải Thạch
- Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Không vì tăng tiến độ mà lơ là chất lượng 10 chương trình công tác toàn khoá
- Shopee và Phimmoi bị Mỹ cáo buộc dung túng hoạt động buôn bán hàng giả và vi phạm bản quyền
- Xăng dầu tăng giá mạnh từ 15 giờ ngày 25/2/2021
- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến: Tập trung phát triển huyện Hoài Đức thành quận