Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

EU: Các biện pháp phục hồi sau đại dịch Covid-19 tiêu tốn 5,85 nghìn tỷ USD

Kinhtedothi - Quan chức kinh tế hàng đầu của Liên minh châu Âu cho biết, các biện pháp phục hồi mà EU và 27 quốc gia thành viên đang thực hiện để thoát khỏi đại dịch tiêu tốn tổng cộng khoảng 5,85 nghìn tỷ USD.
Trao đổi với Ủy ban Nghị viện châu Âu, ủy viên kinh tế EU Paolo Gentiloni cho biết, nếu so sánh với gói cứu trợ đại dịch của Tổng thống Mỹ Joe Biden, EU có thể tự tin đứng cạnh Washington.
Ủy viên EU về kinh tế Paolo Gentiloni trong bài phát biểu trước toàn thể tại Nghị viện châu Âu ở Brussels Nguồn: AP
Ủy viên Italia cho biết: “Cho đến nay, các biện pháp được thực hiện bởi các quốc gia thành viên và EU đạt tới 4,8 nghìn tỷ Euro”. Đồng thời EU đã đồng ý mua gói quỹ phục hồi chung trị giá 750 tỷ Euro (910 tỷ USD), cộng với ngân sách 7 năm 1,1 nghìn tỷ Euro (1,3 nghìn tỷ USD), sẽ tập trung mạnh để đối phó với cuộc suy thoái kinh tế chưa từng có do Covid-19 gây ra.
Nhiều vấn đề xã hội và chính sách kinh tế lớn cũng như các biện pháp kích thích đối với công ty lớn nhỏ và lực lượng lao động vẫn được thực hiện ở cấp quốc gia trong Liên minh châu Âu.
Gói “Thế hệ EU tiếp theo” trị giá 750 tỷ Euro cho phép khối lần đầu tiên có thể tự huy động tiền trên thị trường. Phần lớn viện trợ sẽ được chi cho các quốc gia thành viên nghèo hơn và bị ảnh hưởng nặng nề hơn. 
Phó Chủ tịch EU Valdis Dombrovskis cho biết nếu những yêu cầu từ quốc gia thành viên được tiến hành như kế hoạch, các khoản giải ngân đầu tiên về cấp vốn trước có thể thực hiện vào tháng Bảy. Đợt tài trợ thứ hai có thể sẽ vào khoảng gần cuối năm nay.
EU có một bộ tiêu chuẩn nghiêm ngặt mà các quốc gia thành viên phải đạt được nếu tiền được thanh toán: 37% phải được chi cho các dự án xanh, từ các công viên gió ngoài khơi đến các đường đua xe đạp. Và 20% phải tìm đầu tư cho dự án kỹ thuật số, bao gồm mạng 5G và số hóa hành chính công.
Các khoản tiền sẽ chỉ được ứng theo từng phần, một khi các quốc gia thành viên chứng minh được khoản viện trợ trước đó đã được chi tiêu theo đúng kế hoạch.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ