FED phát hiệu tăng lãi suất từ từ, USD duy trì mức cao, Euro giảm mạnh

Nguyễn Thu (Theo Reutes)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tỷ giá USD trong ngày 14/7 duy trì ngưỡng cao và chỉ số Dollar Index cho thấy xu hướng tăng mạnh trong suốt tuần vừa qua

Tỷ giá USD giảm nhẹ so với yen Nhật, euro và bảng Anh trong phiên giao dịch sớm tại châu Á.Tuy nhiên, đồng USD  vẫn duy trì mức đỉnh 6 tháng so với yen Nhật.
Chỉ số Dollar Index, cho biết sức mạnh của đồng USD thông qua diễn biến tỷ giá giữa đồng bạc xanh và 6 đồng tiền chủ chốt còn lại, giảm nhẹ 0,07% xuống 94,740 điểm. Chỉ số này trong phiên trước đó đã tăng lên 95,241 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 29/6.
Trong phiên 14/7, tỷ giá USD giảm so với các đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tệ quốc tế và rơi khỏi đỉnh 2 tuần thiết lập sau khi Trung Quốc công bố số liệu thặng dư thương mại kỷ lục với Mỹ.
Theo các nhà phân tích, đồng USD mất đà tăng mạnh trong phiên là do các nhà đầu tư đẩy mạnh việc bán ra đồng bạc xanh và lo ngại căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang do thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ tăng kỷ lục.
  Đồng USD duy trì mức cao so với các đồng tiền chủ chốt khác. 
Theo số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 13/7, thặng dư thương mại của nước này với Mỹ chạm mức 28,9 tỷ USD trong tháng 6, cao nhất kể từ khi số liệu được thu thập vào năm 1999.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 6 tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái lên 42,6 tỷ USD. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Mỹ của Trung Quốc tăng 9,6% lên 13,7 tỷ USD.
Tỷ giá USD trong ngày 14/7 giảm 0,2% so với yen Nhật xuống 112,30 yen sau khi chạm đỉnh 6 tháng lên tới 112,79 yen trong phiên trước đó. Tính chung trong tuần, đồng USD tăng gần 2% so với yen Nhật.
Tính từ đầu tuần, chỉ số Dollar Index cũng nhích hơn 0,7%. Đồng bạc xanh tiếp tục tăng giá so với nhiều đông tiền chủ chốt trong đó có Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc trong bối cảnh xung đột thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc leo thang mạnh.
Mặc dù đồng USD giảm giá trong phiên cuối tuần, triển vọng về đồng tiền này vẫn khả quan. Theo giới chuyên gia, các bình luận lạc quan về kinh tế Mỹ của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Jerome Powell cũng kích thích nhu cầu mua đồng USD.
Trong cuộc phỏng vấn trên sóng phát thanh ngày 12/7, Chủ tịch FED cho biết ông tin rằng kinh tế Mỹ vẫn đang gặp thuận lợi khi các chương trình chi tiêu và thuế của chính phủ gần đây có thể kích thích tăng trưởng trong khoảng 3 năm.
Theo báo cáo của FED về chính sách tiền tệ trong nửa đầu năm 2018, đà tăng trưởng kinh tế vững chắc của Mỹ tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng trung ương giữ duy trì kế hoạch tăng lãi suất từ từ, dự kiến sẽ có thêm 2 đợt điều chỉnh lãi suất nữa trong năm nay.
Paresh Upadhyaya, giám đốc chiến lược tiền tệ tại Amundi Pioneer Investments ở Boston cho biết: “Thật khó tìm ra yếu tố sẽ cản trở đà leo dốc mạnh mẽ của đồng bạc xanh”. “Mối lo ngại về cuộc chiến thương mại gia tăng rủi ro đối với tăng trưởng toàn cầu, song điều này lại có xu hướng tích cực giúp đồng USD tăng giá và làm suy yếu các đồng tiền chủ chốt khác”, nhà chiến lược Upadhyaya nói.
Trong khi đó, so với đồng bạc xanh, tỷ giá euro giảm xuống thấp nhất 9 ngày ở 1,161 USD trước khi chốt phiên đi ngang ở 1,168 USD.
Tỷ giá đồng bảng Anh tăng 0,12% lên 1,3222 USD.
Đồng yen Nhật phục hồi từ đáy 6 tháng so với đồng bạc xanh ở 112,79 yen đổi 1 USD lên 112,30 yen đổi 1 USD, tăng 0,2% trong phiên trước đó.
Tỷ giá nhân dân tệ giảm 0,5% tại các thị trường nước ngoài xuống 6,725 nhân dân tệ đổi 1 USD, gần đáy 11 tháng ở 6,7326 nhân dân tệ đổi 1 USD vào ngày 3/7.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần