G20 bàn ô nhiễm nhựa khi 3 triệu túi bóng "kín chân" chủ nhà hội nghị

Hương Thảo (Theo Bloomberg)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong khi Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo tuyên bố thúc đẩy các nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa đại dương tại Hội nghị thượng đỉnh G20 với vai trò là nước chủ nhà, quốc gia này lại bị đánh giá đã tụt hậu so với nhiều nước phát triển khác về việc giảm sử dụng vật liệu nhựa.

Những vật liệu nhựa được vớt lên từ đáy biển. 
Bloomberg dẫn số liệu thống kê nạo vét vịnh Osaka đã kết luận, toàn bộ vùng nước rộng 1.450km2 nơi đây chứa khoảng 3 triệu túi bóng nhựa, cùng với 6 triệu miếng mảnh nhựa khác - hầu hết được cho là do con người cố tình vứt bỏ.
Đáng nói, vịnh Osaka - nơi có một số cảng phục vụ cung đường từ Nam Nhật Bản đến Tây Thái Bình Dương - nằm ngay bên ngoài Trung tâm Hội nghị Quốc tế Osaka - nơi tổ chức các sự kiện chính của G20 diễn ra trong 2 ngày 28 - 29/6.
Nhật Bản đang phụ thuộc quá nhiều vào đồ nhựa, để trở thành nơi tiêu thụ nhựa dùng một lần tính trên đầu người nhiều thứ 2 thế giới - sau Mỹ - thể theo một báo cáo của Liên Hiệp quốc. Điều này một phần đưuọc cho là bắt nguồn từ văn hóa ưa sạch sẽ và chú ý tiểu tiết của người Nhật.
LHQ mới đây cảnh báo rằng, ô nhiễm nhựa gây thiệt hại ít nhất 13 tỷ USD cho hệ sinh thái biển hàng năm. Nhựa có thể chặn đường nước và làm trầm trọng thêm thảm họa thiên nhiên, cũng như hủy hoại môi trường sống tự nhiên và ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn.
Bàn về vấn đề này hồi tháng trước, ông Abe khẳng định nỗ lực toàn cầu là điều cần thiết cho một giải pháp, và một tầm nhìn chung toàn cầu đòi hỏi mỗi quốc gia phải thực hiện các biện pháp cụ thể để giải quyết triệt để.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần