Gamuda Land: Biến vùng trũng thành khu đô thị đáng sống

Vân Hằng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - 10 năm qua, Tập đoàn Gamuda thật sự đã trải qua một cuộc xoay vòng ngoạn mục, biến những điều không thể thành có thể. Bằng tầm nhìn chiến lược và bước đi táo bạo, Gamuda Land gieo mầm sống thành công trên vùng đất hoang hoá ở cửa ngõ phía Nam Hà Nội.

Chia sẻ về bí quyết làm nên điều kì diệu, Phó Tổng Giám đốc Gamuda Land Việt Nam - Dennis Ng Teck Yow nhắc nhiều đến yếu tố con người. “Giá trị cốt lõi của tập thể Gamuda Land là đoàn kết, sáng tạo, hỗ trợ nhau vượt qua thách thức và sống có nghĩa tình.” – ông Dennis nhấn mạnh.

PV: Khu vực Yên Sở, Hoàng Mai trước đây chỉ là vùng đất hoang hóa, ô nhiễm và chậm phát triển. Tuy nhiên, với dấu ấn Gamuda City, bộ mặt khu Nam Hà Nội đã có thay đổi hoàn toàn. Ông có thể chia sẻ hành trình đưa diện mạo một “vùng trũng” thành khu vực rộng 500 hecta xanh mát và thanh bình?
 The Zen Residence khoảng xanh trong lành giữa lòng Hà Nội

Vào Việt Nam gần mười năm trước, chúng tôi gặp phải trở ngại đầu tiên đó là sự khác biệt về văn hóa. Để có thể mang đến những sản phẩm tốt và khiến khách hàng hài lòng, chúng tôi cần hiểu sâu sắc về lối sống, thói quen và con người Việt. Với sự phát triển không ngừng của kinh tế Việt Nam, nhu cầu của người Việt ngày càng nâng cao nhất là về việc sở hữu một căn hộ của riêng mình với các yêu cầu thuận tiện giao thông, không gian xanh nhiều, tiện nghi và tiện ích phong phú, đa dạng, phù hợp với nhiều thế hệ chung sống hoặc gia đình trẻ. Vì vậy, trong suốt thời gian đầu ở Việt Nam, chúng tôi không ngừng quan sát, tìm hiểu và rút ra những bài học cho riêng mình thay vì áp dụng y nguyên những tiêu chuẩn và thành công từ những người đi trước.

Việt Nam khác Malaysia rất nhiều. Thế nên dù tôi đã từng đảm nhận các vị trí khác nhau và đạt được những thành công nhất định trong các dự án tại Malaysia, tôi vẫn hiểu là mình không thể dùng lại chiến lược cũ tại thị trường này. Bởi vậy, tôi luôn cố gắng tìm hiểu, khám phá thói quen, lối sống của người Việt để hiểu rõ hơn cộng đồng khách hàng của mình.

Được đầu tư cải tạo bởi Gamuda Land, nhà đầu tư & kiến tạo đô thị danh tiếng, nơi những tổ ấm thực sự được hình thành, nơi mọi người đều cảm thấy khao khát được mang gia đình mình tới sinh sống, nơi con cháu lớn lên và ông bà an hưởng tuổi già, công viên Yên Sở từ một khu cây xanh mặt hồ hoang sơ kém phát triển đã "lột xác" trở thành một lá phổi xanh đích thực, một điểm vui chơi, hoạt động ngoài trời nổi tiếng của thành phố. Khi cải tạo công viên Yên Sở, Gamuda Land cam kết xây dựng một quần thể quy hoạch thông minh, song hành với thiết kế sáng tạo và cộng đồng phát triển.
 Tổ ấm bình an từ Gamuda Land Việt Nam.
PV: Gamuda City dường như là khu đô thị hài hòa giữa vẻ đẹp Malaysia và Hà Nội. Vậy, dấu ấn đặc trưng nhất về văn hóa Hà thành trong khu đô thị xanh này là gì, thưa ông?

Gamuda Land luôn tin tưởng rằng, nền tảng vững chãi của một khu đô thị là xây dựng cộng đồng, nơi mọi người giao lưu và tận hưởng những giây phút bên nhau. Đây cũng là nguyên tắc phát triển của tập đoàn để luôn gắn kết mọi người, thể hiện trong cách quy hoạch tới thiết kế cảnh quan.

Được xây dựng trên quan điểm “Một đô thị tốt là một cộng đồng hạnh phúc”, GamudaCity dành không gian cho các khu vườn với thảm cỏ xanh, hồ nước, hồ bơi, mang tới cho cư dân không gian ngoài trời lý tưởng nơi họ có thể chia sẻ, kết nối và bỏ lại sau lưng mọi lo toan của cuộc sống thường ngày.

Ngoài phân khúc cao cấp, Tập đoàn Gamuda đã linh hoạt đầu tư các sản phẩm tầm trung, phù hợp với thị hiếu khách hàng. Đây liệu có phải là chiến lược cân bằng hiện tượng lệch pha cung cầu bất động sản của Gamuda?

Bên cạnh những sản phẩm Gamuda Land đã đưa ra thị trường thì chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu các sản phẩm khác phù hợp hơn với xu hướng và thị hiếu của công chúng.

PV: Năm 2017 đang dần kết thúc với bức tranh không thật sự khả quan về thanh khoản. Dưới góc độ của một nhà đầu tư nước ngoài, ông/bà có nhận định như thế nào về thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2017?

Theo chủ tịch Hiệp hội Bất động sản VN thì thời gian qua, Hà Nội có khoảng 5.000 căn hộ mới được đưa ra thị trường và đang có khoảng 20.000 căn chào bán. Tính cả thị trường Hà Nội và TP.HCM con số này sẽ khoảng từ 45.000 - 50.000 căn đang được bán trên thị trường. Trong khi sức tiêu thụ 1 năm chỉ khoảng 30.000 căn ở cả hai thành phố lớn nhất cả nước. Vì thế sẽ vẫn còn đủ hàng hóa để bán.

Năm 2018, Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ, đây sẽ là tiền đề cho việc các nhà đầu tư bán lẻ nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Điều này sẽ tác động mạnh mẽ đến phát triển bất động sản, do tính thanh khoản cao, lợi nhuận lớn nên đây cũng là tiền đề cho chu kỳ 10 năm phát triển của bất động sản trong tương lai.

PV: Mục tiêu và định hướng phát triển của Gamuda Land trong ngắn hạn (năm 2018) và lâu dài sẽ như thế nào, thưa ông?

Gamuda không còn nhiều sản phẩm, dự kiến đến năm 2019 sẽ phát triển và tiêu thụ hết. Khi đó, nhiệm vụ trọng tâm là tăng trải nghiệm khách hàng và nâng hạng dự án thay vì tập trung xây dựng, đây cũng sẽ là giai đoạn tăng tốc về đích.

Trong tương lai gần, chúng tôi có kế hoạch tiến sâu hơn vào thị trường BĐS Việt Nam. Cụ thể, chúng tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm các dự án lớn giàu tiềm năng, xây dựng các KĐT và quần thể từ vài chục đến hàng trăm ha tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Chúng tôi tập trung vào điểm mạnh là những dự án BĐS để ở và xây dựng hạ tầng.

Xin cảm ơn ông!

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần