Gần Tết nói chuyện đào
Kinhtedothi - Mới đây, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo phải cấm tuyệt đối chặt đào rừng và các loại cây khác của núi rừng. Ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ ngay lập tức thu hút sự quan tâm và luận bàn của cộng đồng. Bên cạnh những ý kiến tán thành, ủng hộ, cũng có những đề xuất cần xem lại, làm rõ hơn, đồng thời có hướng dẫn thực hiện ý kiến chỉ đạo này một cách hợp lý, hợp tình.
Đầu tiên, là quan điểm cho rằng không hề có đào rừng. Một số người, có cả quan chức nông nghiệp sống hoặc từng sống ở các tỉnh vùng cao như Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu… đã bày tỏ quan điểm đó. Họ khẳng định: Không có đào rừng! Chỉ có những cành đào từ vườn đào của bà con dân tộc thiểu số, trồng lấy quả và để cắt cành bán cho người chơi Tết. Đó cũng là một nguồn lợi chính đáng của bà con.Ngược lại, nhiều người sống lâu năm ở Sơn La, Điện Biên cho rằng nơi họ sống từng có rất nhiều đào rừng. Một người trong số đó đã viết những dòng đầy luyến tiếc: Ngày tôi còn bé khoảng 11 - 12 tuổi (năm nay tôi 58 tuổi), nhà tôi hướng nhìn lên sườn núi, Xuân về đào nở rực cả vạt rừng trước mặt, giờ không còn cây nào, nghĩ mà nhớ tiếc!Là một trong những người yêu mến, có thể nói là đam mê vẻ đẹp của những nhánh đào rừng từ cách nay hàng chục năm, khi mà thú chơi này chưa thành mốt thời thượng, kéo theo một dịch vụ kinh doanh khá sôi động những ngày áp Tết như hiện nay, xin chia sẻ một vài suy nghĩ.Một là, dù đào rừng tự nhiên, hay được trồng tại vườn, đều là những yếu tố làm nên cảnh quan núi rừng Tây Bắc mùa Xuân, hùng vĩ mà nên thơ. Những vùng nhiều hoa đào rừng (hay vườn) như Mộc Châu, Sapa là những nơi thu hút rất đông khách du lịch vào những dịp Xuân về. Đó chính là một lợi thế để chính quyền và người dân bản địa tận dụng phát triển các ngành dịch vụ phục vụ du lịch, đem lại lợi ích kinh tế. Xem ra, cần cân nhắc về lợi ích của chặt phá, đem bán cành đào với việc bảo vệ sự nguyên vẹn cùng môi trường, cảnh sắc thiên nhiên tạo nguồn lợi thu được một cách bền vững từ du lịch. Đó là chưa kể việc chặt cành, dù là ở vườn sẽ ảnh hưởng đến chất và lượng những trái đào, một đặc sản vùng Tây Bắc.Hai là, từ một thú chơi tự phát, chỉ ít người quan tâm, nay việc chặt, chuyển đào về xuôi đã thành một dịch vụ kinh doanh sôi động mỗi dịp Tết. Không khó để có thể bắt gặp hình ảnh những chiếc xe tải chất đầy những cành đào, thường là khá lớn được bó chặt, chở về xuôi. Một cách khai thác mà chắc không người trồng đào nào có thể chấp nhận.Có một nỗi lo lắng khác được bày tỏ. Đó là việc cấm chặt, bán đào rừng sẽ làm mất một nguồn thu của bà con miền núi, đa phần là dân tộc ít người, cuộc sống còn khó khăn. Điều này thoạt nghe có vẻ có lý. Nhưng nghĩ cho cùng, trong cái chuỗi lợi nhuận thu được từ việc chặt phá đào, rừng hay vườn đều ảnh hưởng đến cảnh quan của Tây Bắc cũng như đô thị ấy, tỷ lệ bà con được hưởng là bao nhiêu? Chắc không phải là lớn, nếu không các ông chủ buôn đào đã chẳng mất công mà làm dịch vụ này.Cuối cùng, cũng cần nói thêm, mấy năm gần đây, như nắm bắt được xu hướng của người chơi hoa, những người trồng đào ở Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình…đã nghiên cứu, tạo tác những cành đào có dáng vẻ, sắc hoa, kiểu hoa tương tự, xem ra cũng chiều được thị hiếu của những người đã chót đam mê vẻ đẹp của đào rừng Tây Bắc.Trở lại ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. Có thể khẳng định đây là một chỉ đạo đúng đắn, cần thiết để góp phần bảo vệ, gìn giữ môi trường cũng như cảnh quan núi rừng Tây Bắc, Việt Bắc. Và cần nhớ là Thủ tướng không chỉ nói đến đào, mà còn cả các loại cây khác của núi rừng nữa.Để một quyết định, một cách nghĩ, cách làm mới thực sự có ích, đi vào cuộc sống không bao giờ là đơn giản. Nó cần sự chung tay của mỗi người dân, cộng đồng, kể cả khi phải hy sinh những thói quen, thậm chí lợi ích của chính mình.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
- “Hướng dương ngược nắng” tập 38: Châu tự tử sau khi đâm xe vào Kiên?
- “Trở về giữa yêu thương” phần 2, tập 11: Toàn lún sâu vào con đường cờ bạc
- [Ảnh] Ngày đầu mở cửa trở lại, phủ Tây Hồ khách đến lễ thưa vắng, bỏ khẩu trang tỏ lòng thành kính
- Hà Nội: Các di tích, danh thắng mở cửa trở lại từ ngày 8/3; nếu quá đông du khách sẽ tạm thời đóng cửa
-
Ca sĩ Tùng Dương: “Vợ giúp tôi bớt cực đoan, bảo thủ”
Kinhtedothi – Nhân dịp 8/3, nói về vợ mình, ca sĩ Tùng Dương chia sẻ: “Giang Phạm ít khi hài lòng về tôi lắm. Chúng t...XEM THÊM -
Các di tích, cơ sở tín ngưỡng chờ “lệnh” mở cửa
Kinhtedothi - Theo dự kiến, nếu đảm bảo điều kiện phòng dịch, Hà Nội sẽ mở cửa các di tích, danh lam thắng cảnh, cơ s...XEM THÊM -
Chủ nhà Man City đứt mạch toàn thắng
Kinhtedothi-Mạch 21 trận toàn thắng, chuỗi 28 trận bất bại liên tiếp trên mọi đấu trường của Man City đã bị người hàn...XEM THÊM -
CLB Barcelona: Joan Laporta thắng cử tuyệt đối
Kinhtedothi- Với 30.184 phiếu phiếu bầu từ các socio, ông Joan Laporta đã chính thức trở thành Chủ tịch CLB Barcelon...XEM THÊM -
Café cuối tuần: Chuyện nhà vô địch Jiangsu Suning “đột tử”
Kinhtedothi-108 ngày, kể từ khi vô địch Giải bóng đá Chinese Super League (CSL) Jiangsu Suning đã chính thức khai tử...XEM THÊM -
[Làng Cự Đà - làng cổ, nghề xưa mai còn không?] Bài 3: Chắt chiu tinh hoa làng nghề
Kinhtedothi - Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) không chỉ có những ngôi nhà cổ, hiện hữu qua lối kiến trúc x...XEM THÊM
-
Giữ lại hồn Việt...
Kinhtedothi - Để làm rõ hơn loạt bài viết dài kỳ của báo Kinh tế & Đô thị về làng cổ, nhà nghiên cứu lịch sử Phan Văn Thắng chia sẻ: “Lịch sử thế giới đã chứng minh muốn lưu giữ được làng nghề truy...07-03-2021 06:18
-
[Ảnh] Chùa Quán Sứ và Phúc Khánh mở cửa trước quy định cho phép
Kinhtedothi – Theo dự kiến, nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt, từ 8/3, TP Hà Nội sẽ mở cửa các di tích, cơ sở tôn giáo. Tuy nhiên, ngày 6/3, khi chưa có quy định được phép mở cửa, một số chùa tại Hà...06-03-2021 21:06
-
Á hậu Ngọc Thảo lọt Top 10 Video giới thiệu hot nhất Miss Grand International 2020
Kinhtedothi - Á hậu Ngọc Thảo nằm trong Top 10 thí sinh có lượt bình chọn video giới thiệu bản thân cao nhất tại Miss Grand International 2020.06-03-2021 20:45
-
Quảng Hải chấn thương trước thềm V-League 2021 tái khởi tranh
Kinhtedothi - Cầu thủ Nguyễn Quang Hải của Hà Nội FC đang gặp phải chấn thương giãn dây chằng đầu gối.06-03-2021 19:19
-
[Thông điệp từ lịch sử] Phan Bội Châu - người thức tỉnh hồn nước
Kinhtedothi - Phan Bội Châu (tên cũ là Phan Văn San), hiệu Hải Thụ, sau lấy hiệu là Sào Nam và nhiều bút danh khác, sinh ngày 26/12/1867, quê ở làng Đan Nhiễm (nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, Ng...06-03-2021 17:38
- [Infographic] 8.000 liều vaccine Covid-19 của Hà Nội được phân bổ như thế nào?
- [Ảnh] Ngày đầu mở cửa trở lại, phủ Tây Hồ khách đến lễ thưa vắng, bỏ khẩu trang tỏ lòng thành kính
- Xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Đồng Tâm: Các bị cáo thừa nhận hành vi, xin giảm nhẹ hình phạt
- Hà Nội hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV
- Hà Nội: Bảo đảm phòng chống dịch Covid – 19 sau khi mở cửa di tích, phố đi bộ
- Thêm 12 ca mắc mới Covid-19, trong đó, 1 ca trong cộng đồng tại Hải Dương
- Tuyển tình nguyện viên 40-59 tuổi tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine Covivac
- Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ hai của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
- Sáng mai 9/3, Hà Nội bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn