Giá cà phê hôm nay 17/6: Tiếp tục giảm 300 đồng/kg

Minh Anh/Tiêu dùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá cà phê nguyên liệu ngày hôm nay 17/6/2020 tiếp tục giảm 300 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Giá cà phê Tây Nguyên hiện đang dao động trong khoảng 30.200 - 31.000 đồng/kg.

Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua vơi mức 30.200 đồng/kg. Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 30.300 đồng/kg.
 
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 31.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 30.900 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, Gia Lai giá cà phê hôm nay đang ở mức 30.700 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 30.600 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền hôm nay đang dao động trong khoảng từ 30.200 - 31.000 đồng/kg.
Để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030 mà Chính phủ đã đề ra, đồng thời nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm cà phê Việt, ngành Cà phê cần được quan tâm đồng bộ với các giải pháp cụ thể.
Trong đó, cần đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành một cách hiệu quả, xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến, áp dụng tiến bộ công nghệ cao; Thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu; Tăng cường liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh cà phê với mục đích ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường.
Một chuyên gia cấp cao của ngành Nông nghiệp đã nhận định, các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê, khi mà thuế xuất khẩu của nước ta có thể về gần 0%. Đây là lợi thế vô cùng lớn, giúp Việt Nam không chỉ là trung tâm trồng trọt mà còn có thể là trung tâm sản xuất cà phê của thế giới.
Trước cơ hội vàng đó, nhu cầu liên kết dọc - trong mỗi chuỗi ngành hàng, và liên kết ngang - với các doanh nghiệp, các tổ chức liên quan và chính quyền địa phương - đã trở thành nhu cầu tự thân với sức hút vô cùng lớn. Theo đó, nông dân mong muốn tăng cường năng suất, sản lượng, có thị trường ổn định. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu thì lại cần vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu, xác lập tiêu chuẩn đảm bảo, cần chế biến sâu.
Doanh nghiệp đa quốc gia cũng muốn vùng nguyên liệu ổn định và theo hướng phát triển bền vững để đi sâu hơn vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. Chính phủ thì mong đợi đẩy ngành hàng Cà phê lên thành ngành Nông sản lớn.