Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá dầu tiếp tục giảm 1% khi hàng loạt nước EU siết lệnh phong tỏa trở lại

Kinhtedothi - Giá dầu mất hơn 1% trong phiên ngày 22/3 do gia tăng lo ngại rằng các lệnh phong tỏa mới tại châu Âu sẽ cản trở đà phục hồi của nhu cầu nhiên liệu.
Cụ thể, trong phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu Brent giảm 69 xu Mỹ, tương đương 1,1%, về còn 63,84 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ mất 1,03 USD, tương đương 1,7%, xuống 60,39 USD/thùng. Cả hai mặt hàng dầu này đã lao dốc hơn 6% trong tuần trước.
 Giá dầu tiếp tục mất hơn 1% trong phiên ngày 22/3.
Làn sóng Covid-19 mới đang bùng phát tại châu Âu trong những tuần gần đây dẫn tới những cảnh báo về sự bùng nổ số ca nhiễm tại Đức và buộc thủ đô Paris (Pháp) phải ban lệnh phong tỏa.
Biến chủng của virus SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên tại Anh được xem là nguyên nhân chính của làn sóng lây nhiễm mới này. Giới khoa học cho rằng biến chủng Anh có mức độ lây lan mạnh mẽ hơn nhiều so với các biến chủng trước đó.
Paris và một số vùng thuộc phía Bắc của nước Pháp đã áp lệnh phong tỏa từ hôm 20/3. Trong tuần trước, số ca nhiễm Covid-19 mới bình quân mỗi ngày ở Pháp tăng vượt mức 25.000 ca lần đầu tiên kể từ tháng 11/2020.
Theo đề xuất, chính phủ Đức có thể kéo dài lệnh phong tỏa nhằm chặn đợt lây nhiễm mới của dịch Covid-19 sang tháng thứ 5 do số người mắc tăng đột biến đang được cảnh báo sẽ khiến các bệnh viện quá tải.
Trong khi đó, Italia đã tạm dừng các kế hoạch cho lễ Phục sinh bằng cách tái áp lệnh phong tỏa toàn quốc do Thủ tướng Mario Draghi công bố. Italia hiện có số trường hợp tử vong vì Covid-19 cao thứ 6 trên thế giới, với 103.855 ca, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins.
Nhà phân tích về thị trường Jeffrey Halley tại OANDA cho rằng việc Đức gia hạn lệnh phong tỏa và Pháp thực hiện phong tỏa một phần tiếp tục tạo áp lực đối với tâm lý tiêu dùng tại châu Âu.
Kết quả thăm dò công bố ngày 22/3 cho thấy mức độ tin tưởng vào độ an toàn của vaccine Covid-19 do AstraZeneca sản xuất đã bị ảnh hưởng lớn tại Tây Ban Nha, Đức, Pháp và Italia sau báo cáo nói rằng vaccine đã kích hoạt tiểu cầu trong máu trong cơ thể người được tiêm, dẫn đến sự hình thành các cục máu đông.
Nhận định về triển vọng nhu cầu của nhiên liệu, ông Stephen Innes - người phụ trách chiến lược thị trường toàn cầu của Axi, cho biết: “Nhu cầu dầu mỏ sẽ mất nhiều thời gian mới hoàn toàn phục hồi. Đồng thời, việc giảm nguồn cung của các nước sản xuất chủ chốt sẽ là động lực chính cho đà đi lên của giá dầu mỏ”.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, đã cắt giảm sản lượng kỷ lục để thắt chặt thị trường toàn cầu sau khi nhu cầu sụt mạnh do đại dịch Covid-19.
Trong khi đó, các nhà sản xuất dầu mỏ của Mỹ đang bắt đầu tăng tốc hoạt động khai thác trở lại khi giá dầu phục hồi mạnh trong 2 tháng đầu năm.
Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, số giàn khoan dầu khí - dấu hiệu ban đầu về sản lượng trong tương lai, tăng 9 chiếc lên 411 chiếc trong tuần trước. Số giàn khoan tăng liên tục trong 7 tháng qua và hiện tăng gần 70% so với mức thấp kỷ lục là 244 chiếc vào tháng 8/2020.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ