Giá lợn hơi hôm nay 5/7: Vẫn duy trì ở mức cao, từ 81.000 - 91.000 đồng/kg

Minh Anh/Tieudung
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá lợn hơi hôm nay 5/7 trên cả nước vẫn duy trì với mức cao từ 81.000 - 91.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi hôm nay 5/7 tại miền Bắc

Theo ghi nhận, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng từ 90.000 - 91.000 đồng/kg.

Cụ thể, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức 91.000 đồng/kg.

Các tỉnh còn lại như Phú Thọ, Thái Bình, Tuyên Quang, Hưng Yên, Yên Bái, Lào Cai, Hà Nội, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định giá lợn hơi ở mức 90.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi hôm nay 5/7: Vẫn duy trì ở mức cao, dao động từ 81.000 - 91.000 đồng/kg

Giá lợn hơi hôm nay 5/7 tại miền Trung - Tây Nguyên

Giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 81.000 - 87.000 đồng/kg.

Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, Bình Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng giá lợn hơi được thu mua từ 85.000 - 87.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Đắk Lắk, Quảng Bình, Bình Định, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi giá lợn hơi ở mức thấp hơn từ 81.000 - 84.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi hôm nay 5/7 tại miền Nam

Tại miền Nam, giá lợn hơi hôm nay dao động trong khoảng từ 83.000 - 88.000 đồng/kg.

Cụ thể, tại tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Tiền Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An giá lợn hơi hôm nay dao động từ 85.000 - 88.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bình Phước giá lợn được thu mua với mức 83.000 đồng/kg.

Thời điểm cuối năm 2019, đầu năm 2020, tình trạng giá thịt lợn tăng cao đã được các bộ, ngành, cơ quan có chức năng nắm bắt, triển khai và quán triệt quyết liệt tại nhiều cuộc họp. Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp chủ trì và chỉ đạo tại nhiều cuộc họp liên quan. Các cơ quan báo chí đã vào cuộc trong công tác tuyên truyền, rồi đến người dân truyền miệng nhau chỉ mua được giá thịt lợn rẻ trên tivi.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giá thịt lợn tăng cao là do thiếu con giống. Từ tháng 5 đến tháng 8/2019 là các tháng cao điểm dịch tả lợn châu Phi, cả nước phải tiêu hủy số lượng thịt lợn rất nhiều, tương đương khoảng 4 triệu rưỡi con. Và do lo sợ ảnh hưởng của dịch, các trang trại, người chăn nuôi không mạnh dạn phối giống và cho đến tháng 9/2019 thì mới tiến hành phối giống.

Như vậy, theo chu kỳ sinh học thì sau gần 4 tháng tức khoảng tháng 12/2019 thì mới có lợn con. Sau đó nuôi 6 tháng nữa thì mới có lợn thịt, tức là phải đến tháng 7, tháng 8/2020 thì lượng lợn thịt có thể dần dần ra thị trường từ việc tăng đàn, tái đàn.

Nguyên nhân thứ 2 là sau dịch Covid-19, người dân tuân thủ theo chỉ thị của thủ tướng chính phủ về giản cách xã hội, mọi người đã mất một khoản thu nhập khá lâu khi ở nhà chống dịch, do vậy cũng ảnh hưởng đến tâm lý kiếm lợi nhuận sau thời gian dài nghỉ dịch. Và nguyên nhân thứ 3 là do cơ chế thị trường điều phối đó là mất cân bằng cung, cầu, làm cho giá con giống, giá thịt lợn trong nước tăng.

Chính từ những nguyên nhân trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng các sở ngành có liên quan cũng đã đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ để giảm được giá thịt lợn. Trong đó có 3 giải pháp chính. Thứ nhất tăng đàn, tái đàn bằng cách cho nhập lợn giống, kể cả lợn bố mẹ và cả lợn cụ kỵ về để cân bằng thị trường con giống trong nước.

Thứ hai là cho nhập lợn thịt đông lạnh về tăng cường nguồn thịt. Thứ ba là cho nhập lợn sống về để giết thịt đáp ứng thói quen thích thịt lợn nóng của người dân. Không chỉ điều hành, quán triệt tại các cuộc họp, lãnh đạo Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trực tiếp theo dõi, giám sát và có mặt mỗi đợt lợn được nhập về từ các tỉnh phía Bắc đến các tỉnh phía Nam.

Có thể nói công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác làm hạ nhiệt giá thịt lợn được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, sát sao, làm rốt rẻm như hiện nay để đúng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ là đảm bảo lợi ích của 3 người: người chăn nuôi, người phân phối và người tiêu dùng.

Với 3 giải pháp đồng bộ trên thì theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến thì giải pháp tăng đàn, tái đàn là giải pháp căng cốt nhất, kể cả trước mắt mà cả lâu dài. Nếu như mọi thứ đúng như kế hoạch thì khoảng quý 3, quý 4 năm 2020 sẽ đảm bảo được sản lượng thịt lợn cung cấp cho người tiêu dùng trong nước ở mức tương đối ổn định.

Việc bình ổn, kiểm soát giá thịt lợn cũng như các mặt hàng khác một phần là do sự điều hành, điều tiết của các cơ quan nhà nước nhưng mặt khác cũng cần có sự chung tay phối hợp của người dân và doanh nghiệp. Người dân cũng cần thông minh lựa chọn thực phẩm phù hợp, lựa chọn sản phẩm thay thế thịt lợn trong giai đoạn thịt lợn cao giá, đồng thời không tạo tâm lý lây lan làm cho giá thịt lợn neo ở mức cao.

Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt khó từ sau dịch tả lợn châu Phi nói riêng và dịch Covid-19 nói chung, do vậy doanh nghiệp cần đồng hành, phối hợp chặt chẽ cùng chính quyền trong các chính sách điều tiết giá, không lợi dụng thời cơ để kiếm lợi nhuận trong khó khăn chung của cả nước mà đẩy giá thịt lợn lên cao. Người chăn nuôi cần tỉnh táo, sáng suốt trong việc tổ chức tái đàn, tăng đàn theo chủ trương của chính phủ.