Giá tiêu hôm nay 13/6: Thêm 1.000 - 1.500 đồng/kg, tiêu Ấn Độ xu hướng tăng nhẹ trong tuần

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 13/6 trong khoảng 68.500 - 72.500 đồng/kg. Tính chung tuần này, giá tiêu tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai tăng 1.000 đồng/kg; tỉnh Gia Lai và Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 1.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 13/6: Thêm 1.000 - 1.500 đồng/kg, tiêu Ấn Độ xu hướng tăng nhẹ trong tuần
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 70.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 69.500 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 68.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 72.500 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 71.000 đồng/kg. Sáng nay, giá tiêu tại một số vùng trồng trọng điểm đi ngang so với cùng thời điểm hôm qua.

Tính chung tuần này, giá tiêu tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai tăng 1.000 đồng/kg; tỉnh Gia Lai và Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 1.500 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ giảm 10 rupee/tạ, ở mức 41.730 rupee/tạ. Như vậy, giá tiêu Ấn Độ quay đầu 3 phiên liên tiếp. Tính chung cả tuần, giá tiêu Ấn Độ tăng nhẹ, từ 41.400 rupee/tạ lên 41.730 rupee/tạ. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 10/6/2021 đến ngày 16/6/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 316,9 VND/INR.

Từ trước đến nay tại khu vực Tây Nguyên, hồ tiêu Lâm Đồng không được nhắc đến mấy. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, cây hồ tiêu ở Lâm Đồng bắt đầu trồng phổ biến tại địa bàn các huyện Đam Rông, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên từ năm 2016 đến nay. Cụ thể, trong giai đoạn năm 2016 - 2018, với diện tích tăng từ hơn 1.711 ha lên 2.196 ha, trong đó tương ứng với diện tích kinh doanh là 725 ha (hơn 2.130 tấn) và gần 1.480 ha (hơn 4.595 tấn).

Và theo thống kê tại các địa phương trong tỉnh, ước niên vụ 2021, diện tích hồ tiêu trên địa bàn hiện còn 1.988,3 ha; trong đó, diện tích kinh doanh hơn 1.941 ha, tổng sản lượng gần 6.290 tấn; diện tích tái canh trồng mới khoảng 6,5 ha. Toàn tỉnh Lâm Đồng với 11 cơ sở vườn ươm hàng năm đạt công suất khoảng 25.000 cây giống tiêu sản xuất theo phương pháp cắt hom ươm bầu để cung cấp theo nhu cầu chuyển đổi giống cây trồng của nông dân trên địa bàn. Nguồn giống gốc hồ tiêu ở đây chủ yếu mua từ các vùng chuyên canh trong nước để nhân rộng trồng tại các huyện nói trên của tỉnh Lâm Đồng từ năm 2016 đến nay gồm: các bộ giống tiêu chủ lực Vĩnh Linh (80,82%), Phú Quốc (8,84%), Srylanca (4,75%), Tiêu sẻ (3,28%), Tiêu lươn (1,49), còn lại là các giống khác (0,82%).

Như vậy, so với diện tích 14.000 ha trồng tiêu của huyện Đắk Song (Đắk Nông), cây hồ tiêu tại Lâm Đồng chiếm tỷ trong không đáng kể. Tuy vậy, do "sinh sau đẻ muộn" nên tiêu Lâm Đồng có những lợi thế về áp dụng khoa học kỹ thuật phát triển tiêu hữu cơ, quy hoạch bài bản...

“Hồ tiêu được người dân Lâm Đồng trồng xen canh chủ yếu với diện tích cà phê, điều, cây ăn quả... Một số hộ có điều kiện về các khoản thu nhập khác thường tích trữ toàn bộ sản lượng tiêu trong kho sau khi thu hoạch, bảo quản, nhằm chờ giá thị trường lên cao mới bán...”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng nhận định.