Giá tiêu hôm nay 14/7: Dự báo thị trường sôi động trong quý III/2021 nhờ nhu cầu tăng trở lại

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 14/7 trong khoảng 73.000 - 75.500 đồng/kg. Giá tiêu Việt Nam và Ấn Độ đang đi ngang trong nhiều ngày qua. Giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam tuần qua giảm nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 14/7: Dự báo thị trường sôi động trong quý III/2021 nhờ nhu cầu tăng trở lại
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 74.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 73.000 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 73.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 75.500 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 74.500 đồng/kg. Sáng nay giá tiêu tiếp tục đi ngang so với cùng thời điểm sáng hôm qua.

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ giữ nguyên ở mức 42.000 rupee/tạ. Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 8-14/7/2021 là 310,72 VND/IRN.

Dự báo trong quý III năm nay, tình hình thị trường hồ tiêu thế giới sẽ sôi động hơn do triển vọng nhu cầu dự báo tăng sau khi Mỹ và các nước châu Âu nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Ngoài ra, các hoạt động du lịch, nhà hàng, khách sạn cũng đã được phép mở cửa trở lại, điều này đã thúc đẩy sự gia tăng tiêu thụ hạt tiêu một cách đáng kể.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), Mỹ là thị trường chính và là thị trường quan trọng với lượng xuất khẩu chiếm 20-25%/năm và luôn duy trì sức mua ổn định cho tới hiện tại. Bên cạnh đó, EU cũng là thị trường trọng điểm và thị trường hướng đến của hầu hết các doanh nghiệp trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do càng thúc đẩy tăng sức mua của thị này.

Tuy nhiên, đây lại là 2 tuyến vận chuyển đường biển có mức tăng giá cước phi mã và bất thường nhất kể từ đầu năm 2021. Theo VPA, mức tăng vận tải biển khoảng 1.500-2.000 USD cho một container 40 feet sau mỗi 2 tuần.

Trên thực tế, thị trường Mỹ luôn luôn mua hàng với điều kiện CNF, với tất cả rủi ro về chi phí vận chuyển đều do doanh nghiệp Việt Nam gánh chịu. Thời hạn ký hợp đồng giao hàng luôn luôn dao động từ 1 tháng trở lên. Doanh nghiệp có thể chủ động về nguồn hàng nhưng với khâu vận chuyển thì ngược lại. Doanh nghiệp thậm chí có lúc trong vòng 1 tháng cũng không thể tìm được xác nhận chỗ trên tàu (Booking confirmation) để tiến hàng giao hàng và đến khi tìm được Booking thì giá vận chuyển đã tăng thêm hơn 1.500 USD/1 container 40 feet.

VPA nhìn nhận, hiện nay việc tăng giá cước vận chuyển đường biển là một vấn đề hết sức nghiêm trọng ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình xuất khẩu hồ tiêu, việc giá cước vận tải đường biển tăng giá phi mã, liên tục và không có lộ trình khiến doanh nghiệp xuất khẩu đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Giá cước vận chuyển quá cao dẫn đến việc các doanh nghiệp xuất khẩu đánh mất thị trường về tay các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam.

Để giải quyết tình trạng trên, VPA đề nghị các bộ, ngành tiếp tục tác động yêu cầu các hãng vận chuyển công khai, minh bạch giá cước vận chuyển trên website chính thức của công ty, công bố lộ trình biểu phí rõ ràng.

Đề nghị các cơ quan chức năng tiếp tục đối thoại trực tiếp với các hãng tàu lớn yêu cầu các đơn vị đại lý hãng tàu áp dụng mức tăng giá chung tránh việc nhiễu loạn giá cước như hiện nay, chấm dứt hiện tượng các FWD lạm quyền o ép doanh nghiệp.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần