Giá vàng thế giới đảo chiều đi xuống, vàng SJC không theo biến động thế giới?

Bích Hời
Chia sẻ Zalo

rnKinhtedothi – Tuần qua giá vàng thế giới và trong nước đều biến động mạnh. Giá vàng SJC trồi sụt quanh mốc 39 triệu đồng/lượng. Đặt biệt, bước giá sau mỗi phiên điều chỉnh đều ở mức vài trăm nghìn đồng/lượng.

Vàng thế giới đảo chiều liên tục
Đầu tuần giá vàng chịu áp lực từ việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo sẽ xem xét hạ lãi suất vào thời điểm thích hợp đối với nền kinh tế, không phụ thuộc vào diễn biến chính trị. Thêm nữa, 2 nhà lãnh đạo cấp cao Mỹ và Trung Quốc bắt đầu cho cuộc gặp tại Hội nghị Thượng G20, điều này đã khiến nhà đầu tư cho rằng, Fed có thể chưa hạ lãi suất, khi mà căng thẳng thương mại “giảm nhiệt”.
Vào giữa tuần căng thẳng địa chính trị leo thang tại Iran, khi mà nước này bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ trước đó. Mỹ đã bổ sung quân sự đến khu vực Trung Đông. Chỉ còn cách cuộc chiến quân sự hơn chục phút thì Tổng thống Mỹ đã dừng cuộc chiến.
Ngày 26/6 khi căng thẳng chính trị lên cao tại Iran, vàng thế giới trong phiên đã vọt tăng lên có lúc giao dịch tại mức 1.452 USD/oz, cao nhất trong vòng 6 năm qua, chạm đến mức đỉnh của tháng 5/2013. Chốt phiên ngày 26/6 vàng thế giới đóng của tại mốc 1.442 USD/oz.
Như vậy, mở đầu tuần ngày 24/6, giá vàng thế giới 1.408 USD/oz, tăng 2 USD/oz so với chốt phiê tuần trước. Chỉ có 2 phiên sau đó vàng đã biến động bước giá rất cao, vọt tăng 44 USD/oz tính theo mốc giá cao nhất.
 Giá vàng thế giới tuần qua đảo chiều liên tục, vàng SJC không theo biến động thế giới. Ảnh minh họa.

Phiên ngày 27/6, giá vàng thế giới lại hạ nhiệt, do căng thẳng địa chính trị cũng tạm dịu lắng, ông Trump chuẩn bị cho các cuộc gặp song phương và đa phương tại Hội nghị G20. Còn căng thẳng thương mại cũng giảm xuống khi 2 nhà cầm quyền  Trung Quốc và Mỹ thống nhất gặp nhau tại G20.
Sau phiên này, giá vàng đã đánh mất toàn bộ mức giá đã tăng 3 phiên trước đó chỉ sau 1 phiên ngày 27/6. Chốt phiên tại thị trường Mỹ phiên 27/6, giá vàng thế giới đã quay về mốc 1.409 USD/oz.
Bước sang thị trường châu Á phiên ngày 28/6, giá vàng lại bật tăng mạnh lên mốc 1.422 USD/oz. Nguyên nhân, theo giới phân tích và nhà đầu tư cho rằng: Mặc dù Mỹ - Trung vẫn tiến đến cuộc gặp tại G20 nhưng kết quả có một thỏa thuận thương mại là không chắc chắn. Bởi, Mỹ vẫn giữ quan điểm cứng rắn trước đó, không thay đổi những gì đã đưa ra trong thỏa thuận. Như vậy, Trung Quốc buộc phải thay đổi cơ cấu nền kinh tế. Về phía Trung Quốc cũng có phát ngôn cứng rắn, rằng không muốn đạt được thỏa thuận bằng bất cứ giá nào, nhất là những điều khoản ảnh hưởng đến giá trị cốt lõi của quốc gia. Ông Trump cho rằng, ông hài lòng với những gì đang đạt được trong cuộc chiến thương mại. Ông cũng đã chuẩn bị đánh thuế tiếp 300 tỷ USD lên hàng hóa của Trung Quốc nếu cuộc gặp tại G20 không có kết quả gì.
Chốt phiên tại thị trường Mỹ vào rạng sáng nay 29/6 (giờ Hà Nội), giá vàng lại đảo chiều đi xuống đứng ở mức 1.411 USD/oz. So với chốt phiên trước đó tại thị trường này giá vàng đã nhích nhẹ 2 USD, nhưng so với phiên châu Á đóng cửa trước phiên Mỹ giá vàng đã mất 11 USD/oz.
Phiên cuối tuần, giá vàng giảm là do nhà đầu tư tranh thủ chốt lời để chờ đợi cơ hội đầu tư mới khi ông Trump và ông Tập Cận Bình sẽ gặp nhau vào cuối tuần này.
Mở cửa phiên châu Á sáng nay 29/6, lúc 8 giờ (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới vẫn giao dịch quanh mốc 1.411 USD/oz, giảm so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua 11 USD/oz.
Tính chung trong tuần, giá vàng thế giới vẫn tăng nhẹ 5 USD so với chốt phiên cuối tuần trước.
Giá vàng trong nước không theo biến động thế giới
Tuần qua giá vàng thế giới biến động mạnh, giá vàng trong nước đã không đi theo xu hướng này. Đầu tuần giá vàng SJC trên thị trường tự do tại TP Hồ Chí Minh giao dịch quanh mốc 38,65 – 38,95 triệu đồng/lượng. Tại Hà Nội và Đà Nẵng, giá vàng SJC giao dịch quanh mốc 38,65 – 38,97 triệu đồng/lượng.
Siá vàng miếng SJC tại Tập đoàn Doji niêm yết mua - bán ở quanh mức 38,68 – 38,95 triệu đồng/lượng. Tại Công ty Phú Quý niêm yết ở quanh mức 38,5 – 38,8 triệu đồng/lượng.
3 phiên đầu tuần, giá vàng trong nước đi theo xu hướng thế giới. Khi vàng thế giới lên mốc 1.442 USD/oz thì vàng SJC cũng có lúc lên sát mức 40 triệu đồng/lượng vào ngày 26/6. Tuy nhiên, thời gian giao dịch tại mốc này không nhiều, giá vàng đã phải đảo chiều đi xuống. 2 phiên sau đó, giá vàng thế giới có lúc giảm nhưng vàng trong nước cứ mở cửa là tăng mạnh giá vài trăm nghìn đồng/lượng mỗi phiên, nhưng cuối phiên lại giảm sâu có thể mất toàn bộ mức tăng đầu phiên.
Theo một số DN, đầu giờ sáng nhà đầu tư thường đẩy mạnh mua vào và phiên chiều đẩy mạnh bán ra chốt lời. Đây là nguyên nhân khiến giá vàng trong nước những phiên cuối tuần không theo xu hướng thế giới.
Sáng nay, giá vàng trên thị trường cả nước cơ bản đi ngang. Cụ thể, lúc 8 giờ 30 giá vàng SJC trên thị trường tự do tại TP Hồ Chí Minh giao dịch quanh mốc 38,65 – 39 triệu đồng/lượng. Tại Hà Nội và Đà Nẵng, giá vàng SJC giao dịch quanh mốc 38,65 – 39,02 triệu đồng/lượng. Các thị trường trên đều niêm yết ngang giá sao với chốt phiên hôm qua, nhưng đã giảm 200.000 đồng/lượng so với giao dịch cùng thời điểm sáng qua. Chênh lệch mua – bán 350.000 – 370.000 đồng/lượng.
Sáng nay, các DN cũng niêm yết ngang giá vàng miếng SJC so với chốt phiên trước. Cụ thể, Tập đoàn Doji niêm yết mua - bán ở quanh mức 38,75 – 39,4 triệu đồng/lượng. So với sáng qua, đơn vị này đã giảm 70.000 đồng/lượng chiều bán nhưng tăng 220.000 đồng/lượng chiều bán. Chênh lệch mua – bán giãn ra từ 400.000 lên 650.000 đồng/lượng.
Công ty Phú Quý niêm yết ở quanh mức 38,64 – 39,09 triệu đồng/lượng, niêm yết ngang giá so với chốt phiên hôm qua, nhưng so với sáng qua đơn vị này giảm 140.000 đồng/lượng chiều mua và giảm 110.000 chiều chiều bán. Chênh lệch mua – bán là 400.000 đồng/lượng.
Tính chung, tuần qua giá vàng SJC mỗi phiên đều có bước giá điều chỉnh tăng từ 100.000 – 400.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, đến cuối tuần mức giá mua vào cơ bản bằng với mức giá mở cửa tuần ở quanh mức 38,65 triệu đồng/lượng. Ngược lại mức giá bán ra đã tăng mạnh từ 200.000 – 400.000 đồng/lượng, hầu hết vẫn giữ trên mốc 39 triệu đồng/lượng.
Với mức chênh lệch giá 2 chiều mua – bán cách biệt từ 400.000 – 650.000 đồng/lượng, điều này chỉ có các DN và cửa hàng kinh doanh vàng bạc thu lời. Vì chiều họ bán ra ở mức cao, cũng có nghĩa người mua ở mức giá này; còn hạ mua vào mức giá thấp, có nghĩa nhà đầu tư nhỏ lẻ bán ra ở mức thấp.
Với mức chênh lệch này, chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư không nên lướt sóng sẽ bị thua thiệt có thể vào trăm nghìn đồng/lượng mỗi phiên.